Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/01/2012 - 06:27
(Thanh tra)- Những ngày cuối năm về thăm thành phố biển Hải Phòng, được anh em đồng nghiệp kể câu chuyện thật lạ: Một xã thuộc huyện Thủy Nguyên có diện tích đất công ích hơn 41ha, nhưng hiện nay xã chỉ quản lý và cho thuê 2,92ha, còn hơn 38ha đất, hỏi xã cũng không biết hiện nay đi đâu, về đâu?
Đất nông nghiệp đang biến thành đất ở
Lại nghe nói: Gần 1.000ha đất chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhưng các cấp chính quyền cơ sở không hay, để dân tự phát thực hiện. Rồi, chuyện ở huyện Cát Hải: Có chính quyền xã không hề quản lý mét vuông đất nông nghiệp nào, mà do các hộ gia đình và cá nhân tự sử dụng từ nhiều năm qua…
Đất nông nghiệp đang thay hình đổi dạng
Chưa có thống kê đầy đủ, nhưng kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng về quản lý, sử dụng và chuyển đổi mục đích SDĐ nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 vừa qua đã cho thấy một con số đất nông nghiệp bị sử dụng trái pháp luật không hề nhỏ. Chánh Thanh tra TP Trần Thị Uyên cho hay, đã phát hiện các sai phạm về đất đai tại 14 quận, huyện trên địa bàn TP là 2.138,7ha.
Không biết, có phải do lợi ích từ đất quá lớn mà việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền ở đây diễn ra khá phổ biến. Xã Hòa Nghĩa (cũ) thuộc huyện Kiến Thụy (nay là phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh), từ năm 2004 trở về trước đã có chủ trương cho các trưởng thôn tự thu tiền của 410 hộ trên diện tích 8,23ha đất nông nghiệp xen canh, xen cư bằng hình thức tạm thu tiền thuê đất để tạo nguồn vốn xây nhà văn hóa, đường ngõ xóm với mục đích sau nay đề nghị UBND huyện hợp thức hóa thành đất thổ cư. Còn ở huyện Kiến Thụy, một số xã có 11,22ha đất nông nghiệp bị “biến” thành đất ở cho 860 trường hợp. Tại quận Đồ Sơn cũng tương tự với 10,209ha đất nông nghiệp bị biến dạng.
Kiểu “tự tung, tự tác” trong việc SDĐ nông nghiệp chuyển sang mục đích khác như nuôi trồng thủy sản, làm trang trại, VAC, sang đất ở; xây nhà trái phép hay chuyển sang đất sản xuất kinh doanh, dịch vụ… thì hầu như ở địa phương nào cũng có. Như, 10 hộ dân ở khu đất ven sông Lạch Tray thuộc quận Kiến An đã tự ý san lấp 18,17ha mặt bằng làm bãi để vật liệu, chia lô làm nhà để bán. Ngoài ra, có 62 trường hợp tự ý chuyển sang xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh với diện tích 2,686ha. Ở huyện Kiến Thụy, có 18 xã xây dựng kế hoạch chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trình HĐND xã thông qua, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã triển khai thực hiện chuyển đổi 5,46ha sang xây dựng trụ sở; 52,49ha sang xây dựng công trình công cộng.
Xuất phát từ Nghị định số 64/NĐ-CP của Chính phủ, UBND TP Hải Phòng đã chủ trương giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, quỹ đất công ích do UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn. Tuy nhiên, tại một số địa phương việc quản lý đất công ích còn buông lỏng. Điển hình ở xã Cao Nhân (Thủy Nguyên) còn 38,47ha đất công ích xã không quản lý được, không có sổ sách theo dõi và không biết tổ chức, cá nhân nào đang quản lý, sử dụng. Bên cạnh đó, các D.A đã thu hồi đất nông nghiệp nhưng thực hiện chậm, dẫn đến việc SDĐ không hiệu quả. Một số D.A thuộc quận Hồng Bàng, trong kế hoạch 2006 - 2010 nhưng chưa được triển khai như: Khu công nghiệp vừa và nhỏ Sở Dầu với diện tích 11,7ha; Trung tâm văn hóa thể dục, thể thao quận với diện tích 8ha, kế hoạch triển khai năm 2008. Tại huyện An Lão, một công ty thuê đất của các hộ dân với diện tích 32ha để thực hiện D.A xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nhưng đến nay sử dụng không hiệu quả, phần lớn diện tích để hoang hóa.
Bên cạnh đó, việc thất thu tiền thuê đất và cơ sở hạ tầng cũng là một vấn đề nhức nhối. Qua thanh tra, số tiền SDĐ, tiền thuê đất chưa nộp vào ngân sách của một số quận, huyện trên địa bàn đã lên tới hàng tỷ đồng…
Lập lại trật tự quản lý đất đai
Trước “bức tranh” tổng thể về đất đai của TP đang có những mảng màu “sáng”, “tối” như thế, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Thanh tra Hải Phòng là phải làm sao giúp lãnh đạo TP đánh giá được tình hình về đất nông nghiệp, về công tác quản lý đất đai, những vấn đề nảy sinh trong thực tế để tìm cách tháo gỡ. Lãnh đạo Thanh tra TP Hải Phòng đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác năm 2011, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành thanh tra lĩnh vực đất đai. Tiếp theo đó, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ về thanh tra chuyên đề diện rộng quy hoạch và quản lý, SDĐ đã giúp Thanh tra TP bổ sung thêm vào kế hoạch công tác năm về chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp trên địa bàn.
5 đoàn thanh tra được triển khai, do các trưởng phòng nghiệp vụ Thanh tra TP làm trưởng đoàn và chỉ đạo 9 quận, huyện còn lại tự tổ chức thanh tra đã gặt hái được nhiều kết quả. Nhiều hành vi vi phạm đã được tập trung làm rõ và kiến nghị xử lý.
Kết quả của cuộc thanh tra đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo về thực trạng quy hoạch, công tác quản lý đất đai, việc SDĐ trên địa bàn TP có nhiều biến động trong 10 năm qua. Qua đó, giúp cho lãnh đạo TP thấy được những điểm nổi cộm trong vấn đề quy hoạch, kế hoạch quản lý, SDĐ và chuyển đổi mục đích SDĐ nông nghiệp, góp phần trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững và an ninh quốc gia về vấn đề lương thực trên địa bàn TP Hải Phòng.
Cuộc thanh tra diện rộng về quy hoạch và quản lý, SDĐ kết thúc với kết quả bước đầu đã đặt ra nhiều vấn đề. Đó là việc lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ của TP chưa sát với nhu cầu thực tế; tốc độ đô thị hóa nhanh, kết cấu hạ tầng không theo kịp phát triển; quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tính liên kết giữa các quy hoạch, chất lượng quy hoạch còn thấp. Ở cấp xã hầu như không lập quy hoạch và kế hoạch SDĐ, có lập thì chất lượng kém… Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về đất đai của Nhà nước có nhiều thay đổi; cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác địa chính thay đổi theo từng thời kỳ và nhận thức của người sử dụng còn hạn chế, chưa hiểu rõ các quy định về đất đai. Trên cơ sở kết quả thanh tra, để lập lại trật tự trên lĩnh vực vốn bị bỏ ngỏ quá lâu này, Thanh tra TP đã đề xuất một loạt giải pháp cũng như kiến nghị với lãnh đạo UBND TP chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm qua các thời kỳ; thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra; đồng thời, chủ động kiểm tra, rà soát, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn trong phạm vi thẩm quyền…
Về Hải Phòng, thấy rõ sự thành công của cuộc thanh tra chuyên đề về quy hoạch và quản lý, SDĐ diện rộng. Các ngành, các cấp của TP đang khẩn trương và rất quyết tâm trong việc lập lại trật tự trong quản lý đất đai trên địa bàn; UBND TP đang triển khai thành lập tổ công tác liên ngành để xử lý các dạng sai phạm do thanh tra phát hiện; rà soát, chấn chỉnh việc quản lý, SDĐ nông nghiệp, chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất ở trái phép, sai quy hoạch… Đây chính là đòn bẩy tốt và tạo nhiều thuận lợi cho tương lai trong việc lập lại trật tự qui hoạch tổng thể (2010 - 2020) nói chung và quản lý đất đai nông nghiệp nói riêng của TP biển Hải Phòng.
Ánh Tuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành hàng không về bảo dưỡng tàu bay tại Công ty Cổ phần (CP) Dịch vụ kỹ thuật Hàng không (AESC), Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã đưa ra nhiều kiến nghị.
Trần Quý
15:00 14/12/2024(Thanh tra) - Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kết luận thanh tra số 30/KL-Ttra về việc thanh tra tại Sở Y tế và một số đơn vị trực thuộc. Trong đó phát hiện một số tồn tại ở Sở Y tế.
Lê Hữu Chính
14:40 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Trần Quý
21:00 13/12/2024Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh