Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/05/2011 - 06:45
(Thanh tra)- Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước (QLNN) theo ngành, lĩnh vực được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (TTCN), nhưng không được thành lập các cơ quan TTCN độc lập. Để phù hợp với Luật Thanh tra 2010 và đáp ứng yêu cầu QLNN của ngành Giao thông vận tải (GTVT) nói chung và từng chuyên ngành nói riêng, hệ thống tổ chức thanh tra GTVT phải được tổ chức lại. PV Báo Thanh tra đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hào, Chánh Thanh tra Bộ GTVT xung quanh vấn đề này.
+ Xin ông cho biết, hệ thống tổ chức thanh tra ngành GTVT sẽ được thiết lập như thế nào để phù hợp với Luật Thanh tra 2010?
- Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, hệ thống tổ chức thanh tra ngành GTVT có: Thanh tra Bộ và các cơ quan QLNN được giao thực hiện chức năng TTCN; thanh tra sở GTVT. Để thực hiện tốt công tác TTCN, cần có quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động TTCN giữa Thanh tra Bộ và tổng cục, cục chuyên ngành. TTCN trực thuộc Thanh tra Bộ, chịu sự quản lý, điều hành về mặt hành chính của Thanh tra Bộ (mọi vấn đề về tổ chức, biên chế, tuyển dụng, đề bạt, lên lương, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc, giải quyết chế độ chính sách... do Thanh tra Bộ quyết định hoặc trình lãnh đạo Bộ quyết định). Riêng các vấn đề về tổ chức, đề bạt cán bộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ do Thanh tra Bộ quyết định (hoặc Thanh tra Bộ trình lãnh đạo Bộ quyết định) sau khi tham khảo ý kiến của tổng cục trưởng, cục trưởng quản lý chuyên ngành.
+ Theo Luật Thanh tra 2010, Thanh tra Bộ và các cơ quan QLNN được giao thực hiện TTCN. Vậy, Thanh tra Bộ GTVT sẽ tổ chức thực hiện công tác này như thế nào thưa ông?
- Theo Luật Thanh tra 2010, Thanh tra Bộ GTVT là cơ quan của Bộ GTVT, giúp Bộ trưởng QLNN về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Như vậy, Thanh tra Bộ thực hiện cả 2 chức năng: Thanh tra hành chính và TTCN.
Thanh tra hành chính sẽ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,chống tham nhũng đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ GTVT. TTCN sẽ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành GTVT đối với các tổ chức, cá nhân (kể cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) hoạt động trong lĩnh vực GTVT trên phạm vi cả nước; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ GTVT, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Để phù hợp với Điều 17 Luật Thanh tra 2010 và phù hợp với đặc thù QLNN của ngành, trên cơ sở hệ thống các cơ quan thanh tra thuộc Bộ GTVT hiện nay, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ được điều chỉnh lại, gồm: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, 5 phòng nghiệp vụ, 5 tổ chức TTCN (chuyển từ các tổng cục và cục QLNN chuyên ngành về). 5 tổ chức này là: Thanh tra đường bộ (có các ban, đội thanh tra giao thông theo khu vực); thanh tra đường thủy nội địa (có các ban, đội thanh tra giao thông theo khu vực); thanh tra đường sắt (có các ban, đội thanh tra giao thông theo khu vực); thanh tra hàng hải; thanh tra hàng không. Các cơ quan TTCN có con dấu riêng để điều hành công việc và xử phạt; tùy theo tính chất công việc và quy mô tổ chức được xếp tương đương cấp vụ thuộc tổng cục hoặc tương đương cấp phòng của cục. Trụ sở TTCN đặt ở trụ sở tổng cục, cục trên cơ sở hiện có. Đây là tổ chức trực thuộc Thanh tra Bộ nhưng chỉ thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn TTCN trong phạm vi QLNN của tổng cục, cục tương ứng.
+ Luật Thanh tra 2010 không cho phép thành lập các cơ quan TTCN độc lập, các cơ quan QLNN chuyên ngành của Bộ sẽ thực hiện chức năng này như thế nào, thưa ông?
- 5 chuyên ngành của ngành GTVT đều có quy mô tổ chức lớn, tính chất công việc phức tạp cả về tính kỹ thuật, nghiệp vụ và tính xã hội cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Mặt khác, hàng năm cả 5 chuyên ngành đều được Nhà nước quan tâm chỉ đạo và đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để phát triển vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông... Điều đó đòi hỏi công tác TTCN phải được chú trọng đẩy mạnh hơn nữa để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với các chuyên ngành.
Hiện nay, về tổ chức, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT trực tiếp QLNN 5 chuyên ngành này có: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cảng vụ đường thủy nội địa; Cục Hàng hải Việt Nam và các cảng vụ hàng hải; Cục Hàng không Việt Nam và các cảng vụ hàng không. Đây là những cơ quan thực hiện nhiệm vụ QLNN chuyên ngành của Bộ GTVT được giao chức năng TTCN. Bộ trưởng Bộ GTVT giao cho tổng cục trưởng, cục trưởng các tổng cục, cục nói trên thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước chuyên ngành.
Vì quy định của Luật không cho phép có tổ chức TTCN độc lập, nhưng các cơ quan QLNN chuyên ngành của Bộ GTVT (các cục, tổng cục nói trên) vẫn phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ TTCN; do vậy tùy đặc thù của từng chuyên ngành có thể giao nhiệm vụ TTCN cho văn phòng tổng cục, cục, hoặc giao cho các cơ quan phụ trách công tác pháp chế đảm nhận. Đối với Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam có các cảng vụ khu vực là cơ quan QLNN được Cục trưởng giao nhiệm vụ TTCN (phù hợp với quy định của luật chuyên ngành).
Các cán bộ được giao làm công tác thanh tra ở tổng cục, cục và cảng vụ là công chức Nhà nước nằm trong biên chế của các đơn vị đó, có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, chính trị như đối với thanh tra viên. Ngoài việc được hưởng những chế độ, chính sách như các công chức khác, cán bộ làm công tác thanh tra còn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ như đối với thanh tra viên…
+ Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tố Hoa (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Trần Quý
21:00 13/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình