Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần thêm biện pháp mạnh để bảo đảm việc thực hiện kết luận thanh tra

Thứ ba, 10/01/2012 - 14:12

(Thanh tra)- “Xây dựng một quy trình nhằm hướng dẫn thống nhất về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra trong công tác thanh tra đặt ra như một yêu cầu cấp thiết hiện nay”. Đó là khẳng định của ông Ngô Đại Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ (TTCP) tại Hội thảo lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Thông tư quy định “Quy trình theo dõi đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra” do TTCP tổ chức mới đây tại TP Hải Phòng.

Quang cảnh Hội thảo

Ông Ngô Đại Tuấn cho biết: Theo kết quả thống kê chưa đầy đủ, tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý sau thanh tra (kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra) vẫn chưa tương xứng với hoạt động của toàn ngành. Thực trạng này gây cản trở không nhỏ đến hiệu quả đóng góp của các cơ quan thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung. Với quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, TTCP nói riêng và các cơ quan thanh tra Nhà nước nói chung còn gặp khó khăn trong việc theo dõi và đôn đốc xử lý sau thanh tra.

Trên cơ sở pháp lý Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2011 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, việc ban hành Thông tư hướng dẫn về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra là rất cần thiết và phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước về thanh tra trong phạm vi cả nước của TTCP.

Dự thảo Thông tư gồm 3 chương, 22 Điều. Chương I - Những quy định chung; chương II: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra; chương III: Tổ chức thực hiện.

Dự thảo Thông tư “Quy trình theo dõi đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra” được xây dựng theo định hướng bảo đảm làm rõ được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nắm được tình hình thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; đề xuất được các giải pháp thúc đẩy quá trình thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra và giúp cơ quan thanh tra Nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xác định các hành vi vi phạm và áp dụng hoặc đề xuất áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm về việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.

Các đại biểu cho rằng, cần xem lại một số qui định của Dự thảo Thông tư về xử lý kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra. Cần bổ sung thêm các biện pháp mạnh nhằm bảo đảm việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, tránh tình trạng khó khả thi như hiện nay. Một số đại biểu góp ý kiến, Thông tư cần có quy định, kèm theo biểu mẫu về chế độ tổng hợp thông tin, báo cáo kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra để có thể triển khai đồng bộ với quá trình thi hành Luật Thanh tra năm 2010, tránh tình trạng đợi văn bản hướng dẫn, gây khó khăn cho cơ quan thanh tra Nhà nước các cấp. Hiện tại, ngành Thanh tra đã có hệ thống biểu mẫu thống nhất trong hoạt động thanh tra và có thể áp dụng hệ thống này trong quá trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra…

Ánh Tuyết

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm