Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 14/04/2017 - 09:01
(Thanh tra) - Thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấu, bởi nó làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam.
Hầu hết các khó khăn, vướng mắc của ngân hàng đều xoay quanh vấn đề xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay. Ảnh: NL
Làm sao để xử lý được tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay là chủ đề chính của hội nghị "Trao đổi và tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” vừa được tổ chức.
Ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Sacombank nêu lên thực trạng quá trình xử lý nợ tại các ngân hàng hiện nay gặp khó và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét có cơ chế về việc xử lý nợ thông qua hình thức chuyển nợ thành vốn góp.
“Trong thực tế việc này đang diễn ra, nhưng hành lang pháp lý để thực hiện việc này chưa có và những trường hợp cụ thể thì phải lập đề án và trình lên NHNN xem xét và phê duyệt. Tuy nhiên, những sự việc xảy ra khá phổ biến trong thị trường mà quy mô không lớn thì cần có cơ chế để các TCTD chủ động trong việc thực hiện”, ông Tuệ khẳng định.
Còn ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) chia sẻ, tại SCB có những vụ việc ngân hàng khởi kiện từ 3 - 4 năm nhưng vẫn chưa được đưa ra xét xử. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngân hàng dẫn tới việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài, gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ.
Theo phản ánh của các ngân hàng, thủ tục để đem tài sản ra bán đấu giá phải trải qua rất nhiều giai đoạn, thời gian kéo dài so với quy định liên quan đến thủ tục xác minh tài sản; cưỡng chế tài sản; xác định ranh, đo vẽ lại tài sản và thẩm định giá tài sản. Mặc dù Nghị định số 34/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 53/2013/NĐ-CP đã quy định VAMC được kế thừa “quyền và nghĩa vụ tố tụng của tổ chức tín dụng bán nợ”, nhưng đến nay Tòa án nhân dân Tối cao chưa có văn bản hướng dẫn nên tòa án các địa phương còn lúng túng trong việc áp dụng.
Trước thực tế đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) đề xuất, chuyển thi hành án thành dịch vụ công. Khi đó, đơn vị thi hành án nào tốt thì ngân hàng có thể lựa chọn. Khi đó, ngân hàng sẽ phải trả thêm phí. Theo ông Tùng, việc trả thêm phí còn đỡ tốn kém hơn so với những thiệt hại từ việc chậm thi hành án, chậm thu hồi nợ.
Ngoài ra, hiện nay tại nhiều tòa án cấp quận, huyện luôn có tình trạng quá tải. Theo ông Tùng, có những khoản vay không nhất thiết phải thông qua tòa mà có thể thông qua trọng tài kinh tế xử lý để giảm tải cho tòa quận, huyện và tăng tốc độ xử lý. Do đó, có thể xem xét cho phép những khoản vay phát sinh nợ xấu từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng thì trọng tài kinh tế giải quyết. Trường hợp phải đưa ra toà án thì nên cho ngân hàng thương mại được phép tự lựa chọn toà án tốt, không bị quá tải để giải quyết và xử lý vụ việc.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Vĩnh Tuyến cũng thừa nhận, nhiều vụ kiện kinh tế của doanh nghiệp, cơ quan nội chính xử lý quá chậm, kèm theo đó, việc thi hành án cũng kéo dài, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Do đó, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã chỉ đạo phải trực tiếp làm việc với các đơn vị có liên quan để tìm giải pháp phối hợp, rút ngắn thời gian xử lý tài sản đảm bảo cho các TCTD.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cũng cho hay: Vấn đề xử lý nợ, thu hồi nợ hiện còn nhiều vướng mắc, nhưng đây là chuyện muôn thủa. Ngay cả một sự việc như nhau nhưng các cấp tòa án xử khác nhau. Nhưng tới đây, NHNN sẽ từng bước tháo gỡ để việc xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu được tốt hơn. Để ngân hàng hoạt động tốt, giảm thiểu rủi ro thì mọi việc cần được luật hóa.
Mới đây, NHNN đã công bố định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2017. Theo đó, NHNN sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016 - 2020.
Nghiêm Lan
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền