Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/07/2014 - 21:30
Được đánh giá là một trong những ngân hàng phát triển bài bản, từng nhận được nhiều sự tín nhiệm từ người tiêu dùng, tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thương hiệu DongA Bank dường như “mắc kẹt” chính bởi những bước đi tiên phong của mình trên thương trường và hiện vẫn chưa có một chiến lược bài bản để tái định vị thương hiệu trên thị trường tài chính Việt Nam.
Cách đây nhiều năm, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) là một ngân hàng có thương hiệu mạnh, nhiều sản phẩm được khách hàng tín nhiệm như “thẻ đa năng Đông Á”, “cho vay du học”, “dịch vụ cho vay đối với cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước”… Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, dường như ngân hàng này đã đánh mất hẳn vị thế ngày nào, hoạt động kinh doanh của DongA Bank cũng khá “mờ nhạt”, lợi nhuận sụt giảm và nhân sự quản lý cao cấp bị thay đổi liên tục.
Lật lại báo cáo tài chính các năm, có thể dễ dàng nhận thấy tình hình kinh doanh của DongA Bank không mấy khả quan, phải chăng đang có sự “lủng củng” bên trong phương pháp quản trị của ngân hàng này? Với số vốn điều lệ lên đến 5.000 tỉ đồng nhưng số lợi nhuận thu về hàng năm của DongA Bank lại chiếm một con số khá khiêm tốn, không những thế, con số lợi nhuận sau thuế của DongA Bank thu về mỗi năm đều giảm dần. Cụ thể, năm 2011, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này là 947 tỉ đồng; năm 2012 là 577 tỉ đồng và đến năm 2013 vừa qua, lợi nhuận sụt giảm rõ rệt chỉ còn 328 tỉ đồng (tỷ suất lợi nhuận tương đương 6,56% so với vốn điều lệ). Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của DongA Bank dần lộ rõ những "khó khăn" chưa thể giải quyết được để cải thiện kết quả kinh doanh tốt hơn.
Mới đây nhất, theo báo cáo tài chính quý 1/2014 mà DongA Bank vừa công bố, dư nợ tín dụng đạt 52.868 tỉ đồng, giảm 0,3% so với đầu năm; lợi nhuận sau thuế đạt 87,7 tỉ đồng, giảm 57,6% so với cùng kỳ năm 2013. Tính đến cuối quý 1/2014, tổng tài sản DongA Bank đạt được 79.475 tỉ đồng, tăng 6,1% so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt 51.940 tỉ đồng, giảm 0,4% so với đầu năm; đầu tư chứng khoán 4,9 tỉ đồng, giảm 9,3% so với đầu năm. Về tỉ lệ nợ xấu, DongABank đang sở hữu 2.112 tỉ đồng nợ xấu, chiếm 3,99% tổng dư nợ.
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của ngân hàng này khá “ảm đạm”, sau nhiều lần đề ra kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỉ đồng lên 6.000 tỉ đồng bất thành, niềm tin vào đường lối lãnh đạo của “các tướng lĩnh ngân hàng” cũng như phương hướng chiến lược kinh doanh DongA Bank bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều người hy vọng sẽ có một vị lãnh đạo, một “tia sáng mới” đến và khôi phục lại thương hiệu DongA Bank. Tuy nhiên, điều đó gần như là chưa thể có trong thời gian sắp tới.
Một điểm bất ngờ khác, việc đột ngột từ nhiệm của Phó Tổng Giám đốc Lê Trí Thông - người từ lâu được công bố sẽ là nhân sự được bồi dưỡng kế nhiệm chức CEO thay thế cho doanh nhân Trần Phương Bình - người đã ngồi ghế CEO DongA Bank từ khá lâu, đồng thời ông còn được mọi người đánh giá là “vị cứu tinh” sẽ khôi phục niềm tin cũng như vực dậy thương hiệu DongA Bank đã khiến giới tài chính “điên đảo”. Thế nhưng, bất ngờ nối tiếp bất ngờ, tại kỳ Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của DongA Bank, giới ngân hàng lại một lần nữa sửng sốt khi nghe thông tin công bố người trúng cử vị trí Chủ tịch HĐQT, chức vụ cao nhất DongA Bank là ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Nhiều cổ đông có mặt tham dự đại hội tỏ ra lo lắng, liệu rằng một cán bộ về hưu có “đủ sức” để gánh trên vai một ngân hàng mang tầm vóc trẻ như DongA Bank? Và liệu rằng ông có chịu được những áp lực tiềm ẩn từ vị trí cao nhất của ngân hàng này?!
DongA Bank được biết đến là một ngân hàng từ lâu có chiến lược chú trọng đào tạo người tài, người trẻ tuổi. Trong nền kinh tế khó khăn hiện nay, việc chọn được người tài giỏi lãnh đạo ngân hàng là một thách thức lớn. Tuy nhiên, việc ông Trí Thông từ nhiệm phút cuối và ghế lãnh đạo ngân hàng lại “về tay” một cán bộ về hưu đã gây không ít bất ngờ thậm chí là “sốc” cho những người làm việc trong công tác tài chính ngân hàng. Vấn đề được đặt ra, liệu rằng việc lựa chọn Chủ tịch HĐQT ngân hàng tại kỳ Đại hội cổ đông 2014 là điều đáng mừng hay đáng lo?
Dịch vụ DongA Bank luôn bị phàn nàn Những năm trở lại đây, hệ thống ATM của Dong A Bank là một phần nguyên nhân khiến nhiều người lắc đầu ngán ngẩm và tránh xa thương hiệu này bởi chất lượng dịch vụ cũng như hệ thống máy móc đang trong trạng thái “già cỗi”, các hệ thống ATM “luôn” trong tình trạng… hết tiền hoặc bảo trì. Tiêu biểu, tại Làng Đại học, Q.Thủ Đức, là khu vực tập trung khá đông sinh viên đến từ các trường đại học tại TP.HCM. Tuy nhiên, theo nhiều sinh viên cũng như người dân sinh sống tại đây, số lượng cây ATM Ngân hàng Đông Á chỉ tầm 3 đến 4 cây, nhưng có đến 2 cây đặt tại Nhà A10 và A8 Kí túc xá ĐH Quốc gia luôn trong tình trạng bảo trì hoặc hết tiền. Hệ thống ATM ngay khu vực 3/2, quận 10, TP.HCM cũng luôn trong tình trạng bảo trì thường xuyên, gây ảnh hưởng đến việc rút tiền của người dân… |
Theo Ngọc Diễm - Xuân Thi (Đời sống & Tiêu dùng)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình