Theo dõi Báo Thanh tra trên
Quang Đông
Thứ ba, 02/11/2021 - 06:37
(Thanh tra)- Tính riêng từ thời điểm đầu năm 2021 đến nay, qua hơn chục lần điều chỉnh, giá xăng dầu giữ xu hướng chủ đạo là tăng giá. Để “ghìm cương” giá xăng dầu trong nước, phương án điều tiết thuế, phí được các chuyên gia nhắc đến như một giải pháp “hạ nhiệt” giá cả mặt hàng thiết yếu này.
Giá xăng dầu tăng không chỉ làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Giá xăng đã qua 13 lần tăng và 4 lần giảm
Từ 16 giờ ngày 26/10, liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính đã quyết định tăng mạnh giá bán lẻ xăng, dầu trong nước. Mức giá bán lẻ các loại xăng dầu trong nước được phép điều chỉnh lên giá bán mới với mức tăng hơn 1.400 đồng/lít (với xăng) và hơn 1.000 đồng/lít (với dầu).
Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 1.430 đồng; xăng RON 95 thêm 1.460 đồng. Sau điều chỉnh, xăng E5 RON 92 ở mức 23.110 đồng một lít, còn xăng RON 95 lên mức 24.330 đồng một lít.
Chỉ tính từ đầu tháng 2/2021 đến nay, giá xăng đã qua 13 lần tăng và 4 lần giảm. Giá xăng tăng tổng cộng hơn 5.000 đồng/ lít. Tại lần tăng lần này, xăng đã chính thức thiết lập đỉnh giá mới cao nhất trong vòng 7 năm vừa qua kể từ tháng 9/2014.
Trước đó, thị trường xăng dầu đã trải qua nhiều lần tăng liên tiếp, như tại kỳ điều chỉnh giá vào ngày 11/10, giá xăng dầu cũng tăng mạnh, dao động đến gần 1.000 đồng mỗi lít. Cụ thể, xăng RON 95 tăng 930 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 970 đồng/lít. Các loại dầu cũng tăng từ 500 đến 980 đồng/lít tùy loại. Trong đó, dầu diesel tăng 960 đồng/lít, dầu hỏa tăng 980 đồng/lít còn dầu Mazut tăng 510 đồng/kg.
Theo Bộ Công Thương, kỳ điều hành giá xăng dầu vào ngày 26/10 vừa qua, nếu không thực hiện tăng chi Quỹ Bình ổn giá đối với xăng E5 RON92 và xăng RON95, giá các mặt hàng xăng sẽ tăng từ 1.859 đồng/lít đến 2.527 đồng/lít.
Nếu thời gian tới giá xăng dầu thế giới tiếp tục leo thang, thì giá xăng dầu trong nước cũng không thể dựa vào Quỹ Bình ổn giá để kiềm chế đà tăng. Theo số liệu từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tính đến trước 16 giờ ngày 26/10, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Tập đoàn này đã âm 262 tỷ đồng. Quỹ Bình ổn giá tại PVOil cũng âm hơn 697 tỷ đồng tính đến trước ngày 11/10.
Thuế, phí đang chiếm hơn 40% giá bán 1 lít xăng dầu
Để “hạ nhiệt” giá xăng dầu trong nước, giảm thuế, phí được coi là giải pháp. Hiện trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu, 1 lít xăng dầu bán ra phải chịu 4 loại thuế, phí: Giá trị gia tăng (VAT 10%), nhập khẩu (10%), tiêu thụ đặc biệt (10%) và bảo vệ môi trường (3.800 - 4.000 đồng/lít). Thuế, phí chiếm đến hơn 40% giá thành với mỗi lít xăng dầu tùy loại.
Theo PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho rằng giá xăng tăng cao trong lúc kinh tế mở cửa trở lại sẽ ảnh hưởng đến đà hồi phục của doanh nghiệp, tạo thêm gánh nặng chi tiêu cho người dân. Ngoài ảnh hưởng bởi giá thế giới, giá xăng dầu nội địa còn phụ thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, có 2 “van” điều tiết là Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và thuế. Trong khi “van” thứ nhất - Quỹ Bình ổn giá xăng dầu gần cạn kiệt, thì việc điều tiết giá phải trông chờ vào “van” thứ 2 - thuế.
Tại buổi họp báo chiều ngày 30/9, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết hiện: Bộ Công Thương đang cùng Bộ Tài chính nghiên cứu và đề xuất phương án giảm thuế, như thuế bảo vệ môi trường, để giảm giá xăng trong nước. Liên Bộ đã tính toán các biện pháp, công cụ có thể dùng tới để giảm giá xăng, như dùng Quỹ Bình ổn giá; nghiên cứu phương án giảm thuế, chẳng hạn thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 RON 92 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ điều tiết thông qua giảm thuế, phí lại không phải dễ thực hiện ngay, bởi trên thực tế xăng dầu là nguồn thu thuế quan trọng của quốc gia. Thuế, phí bảo vệ môi trường xăng dầu đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân sách. Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách đang bị giảm, việc giảm thuế, phí cho mặt hàng xăng dầu sẽ phải đặt lên “bàn cân” tính toán thận trọng.
Đánh giá về việc giá xăng dầu trong 9 tháng năm 2021 tăng bình quân 24,1%, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng: Giá xăng dầu tăng không chỉ làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân. Giá xăng dầu tăng 10% làm cho CPI tăng 0,36 điểm phần trăm và làm GDP giảm khoảng 0,5%. Đây là mức giảm ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình nên khi giá xăng dầu tăng cao, người dân sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình