Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 30/01/2014 - 13:42
(Thanh tra) - Do đặc thù tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu hàng hóa và phát triển nông nghiệp so với các vùng khác của cả nước. Với tiềm năng sẵn có của mình, trong những năm qua, ĐBSCL vẫn chưa trở thành điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư (FDI) của toàn vùng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Thực trạng
ĐBSCL có diện tích đất tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích đất đai cả nước, gồm 13 tỉnh, thành phố với dân số hơn 17 triệu người, chiếm 22% cả nước. Là khu vực giàu tiềm năng, được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm, ĐBSCL đã đóng góp hơn 50% tổng sản lượng lương thực và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, thu về ngoại tệ hơn 2 tỷ USD/năm. Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh, chiếm hơn 60% sản lượng và đóng góp khoảng 80% lượng xuất khẩu của cả nước, thu về ngoại tệ trên 2,5 tỷ USD/năm. Lĩnh vực chăn nuôi, cây ăn trái và rau màu đứng đầu cả nước, cung cấp một lượng lớn cho thị trường trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, ĐBSCL đã đóng góp chưa tương xứng trong sự phát triển chung của nền kinh tế, đặc biệt đóng góp vào GDP của cả nước. Nhằm phát triển kinh tế - xã hội hơn nữa để tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình, chính quyền các tỉnh ĐBSCL đã có nhiều sách lược trong thu hút đầu tư, song kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết, quyết định nhằm khuyến khích và hỗ trợ phát triển vùng ĐBSCL. Chính quyền các địa phương đã hết sức cố gắng, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau cho đến nay ĐBSCL vẫn chưa trở thành điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ĐBSCL vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết.
Khó khăn thu hút đầu tư
Qua kết quả phân tích, tranh luận tại nhiều hội thảo, diễn đàn đã đưa ra một số khó khăn, hạn chế khác nhau của vùng ĐBSCL đối với việc thu hút đầu tư. Nhưng hầu như tất cả đều thống nhất 3 hạn chế cơ bản như: Cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, hạ tầng giao thông được coi là những yếu tố then chốt trong thu hút đầu tư.
Hệ thống giao thông của ĐBSCL được cho là đa dạng hơn các vùng khác, nhưng hiện nay các tuyến quốc lộ huyết mạch của Vùng ĐBSCL như Quốc lộ 91, 80, 54, 57 đều đã bị hư hỏng hoặc đang được thi công, nâng cấp với tốc độ quá chậm, giao thông thường xuyên bị ách tắc. Sự tương thích giữa cầu và đường còn rất thấp, không cho phép chuyên chở hàng hóa bằng container.
Hai tuyến vận tải thuỷ quan trọng nhất là sông Tiền, sông Hậu thì tàu có tải trọng lớn không thể lưu thông. Việc xuất hàng hoá bằng container rất khó khăn. Hệ thống cảng biển và cảng sông của vùng ĐBSCL hiện nay cũng hoàn toàn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tất cả các hàng hóa xuất khẩu đều phải trung chuyển đến các cảng ở miền Đông Nam bộ. Mặt khác, do mạng lưới kênh rạch chằng chịt ở ĐBSCL có thể tăng khả năng vận tải đường thủy, song hiện tại vẫn chỉ có thể phục vụ vận tải với quy mô nhỏ. Đây là ưu thế cho phát triển giao thông đường thủy song lại là hạn chế rất lớn cho giao thông đường bộ do phải xây quá nhiều cầu. Với nền đất yếu, xây quá nhiều cầu đã làm cho chi phí xây dựng 1 km đường bộ lên quá cao so với 1 km đường bộ ở vùng khác.
Chính những yếu tố trên đã làm cho việc kết nối giao thông giữa các địa phương trong vùng với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ còn nhiều hạn chế. Điều này đã làm hạn chế việc tận dụng tác động lan tỏa và khả năng liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam bộ.
Nguồn nhân lực và trình độ nhân lực cũng được coi là một trong yếu tố thu hút đầu tư. So với cả nước, lực lượng lao động có trình độ THCS trở lên ở ĐBSCL quá thấp, chỉ đạt 27% so với 54% trung bình cả nước. Trình độ tri thức, kỹ năng, sự năng động và tính kỷ luật thì ĐBSCL đều ở xa dưới mức trung bình của cả nước. Trình độ giáo dục phổ thông của ĐBSCL thậm chí còn kém cả những nơi chậm phát triển hơn về mặt kinh tế như Tây Nguyên. Chính vì vậy, ĐBSCL đang ở vào một vị thế cạnh tranh hết sức bất lợi. Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại ĐBSCL còn kém xa các vùng khác.
Giải pháp
Để thu hút đầu tư ĐBSCL, các nhà hoạch định chính sách đang xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho từng địa phương. Trước tiên, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông thủy bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ. Đặc biệt, quan tâm đến gắn kết giữa “4 nhà” (nhà nông, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp và Nhà nước) trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Tập trung nguồn lực của Nhà nước nhằm giải quyết một vài vấn đề bức xúc nhất, tạo điều kiện phát triển những sản phẩm mũi nhọn của vùng như: Lúa gạo, thủy sản (tôm và cá da trơn), cây ăn quả và du lịch. Thu hút đầu tư đồng thời phải đảm bảo tính bền vững và chất lượng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng ĐBSCL. Hệ thống cơ chế, chính sách thu hút vốn vào Vùng ĐBSCL phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và đồng bộ, được vận hành theo cơ chế thị trường và thực hiện các cam kết quốc tế.
Bên cạnh đó, tận dụng tối đa ưu thế của địa kinh tế của vùng, đặc biệt quan tâm đến việc tận dụng tác động lan tỏa từ quá trình phát triển kinh tế của vùng động lực phát triển Đông Nam bộ.
Kỳ Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T
Hương Giang
TC
Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền