Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 08/04/2015 - 12:19
(Thanh tra) - Rất nhiều nông dân khẳng định: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trở thành cứu cánh của mình, bởi nhờ những nguồn vốn vay, họ đã thoát nghèo và trở nên giàu có, sở hữu số vốn từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng.
Bên trong xưởng chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Hưởng. Ảnh: Nhật Minh
Giải thích lý do vì sao, người nông dân vẫn thường chọn Agribank để vay vốn sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Hưởng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Minh Tâm ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, ngoài chính sách hỗ trợ vốn cho người nông dân theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Agribank Chi nhánh Đông Anh (Agribank Đông Anh) còn tạo được niềm tin với người nông dân nơi đây bởi những thủ tục cho người nông dân vay vốn rất nhanh gọn. Thậm chí, như trường hợp kinh doanh của ông, cách đây vài năm, khi thời điểm lãi suất ngân hàng lên tới đỉnh điểm, Agribank Đông Anh vẫn dành một khoản hạn mức nhất định với lãi suất ưu đãi cho ông vay để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Làm việc trong ngành lương thực từ năm 1980, đến năm 1985, ông Hưởng chính thức bước chân vào thị trường kinh doanh lương thực. Ông Hưởng cho biết, ông đã đi khắp nơi, từ Bắc chí Nam, từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng, vùng biển, thậm chí còn sang cả Lào, Campuchia, để thu mua nguyên liệu tươi về phục vụ cho chế biến nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, theo ông Hưởng, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn manh mún, chất lượng sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thường không đạt yêu cầu, dễ bị nấm mốc, mối mọt. Trong khi đó, nguyên liệu thu mua ở nước ngoài có chất lượng rất tốt, bởi họ luôn chăm lo từ khi thu hoạch cho đến khi bảo quản trong kho. Ngay cả lúc xuất hàng bán đi, họ vẫn kiểm tra để đảm bảo hàng cung cấp cho đối tác luôn đảm bảo chất lượng tốt. Chính vì thế, cho đến nay, để phục vụ cho việc chế biến nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, ông vẫn phải nhập rất nhiều nguyên liệu tươi từ các nước bạn như Lào, Campuchia.
Lăn lộn với thương trường gần 20 năm, khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm, có mối quan hệ với nhiều đối tác, đến năm 2002, ông Hưởng quyết định thành lập Công ty TNHH Thương mại Minh Tâm. Khi thành lập công ty, thuê đất mở nhà xưởng chế biến nguyên liệu khô cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, ông Hưởng lại tiếp tục tự mò mẫm đi tìm mua các loại máy móc về phục vụ cho việc sản xuất. Theo ông Hưởng, không phải ông không muốn mua máy móc của Việt Nam sản xuất, nhưng quả thực, máy móc trong nước không đáp ứng được tiêu chuẩn, yêu cầu cũng như không có những tính năng đặc thù theo dây chuyền sản xuất của ông. Thế nên, một lần nữa, ông lại phải xuất ngoại để tìm và nhập khẩu máy móc từ nước ngoài về phục vụ sản xuất, chế biến nguyên liệu. Thậm chí, ông còn tự mày mò nghiên cứu, và đã chế tạo thành công máy sấy cũng như dây chuyền băng tải, phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty Minh Tâm.
Ông Hưởng cho biết, từ khi thành lập công ty, chuyện ông vay vốn ở Agribank Đông Anh nhiều như “cơm bữa”, khi thì vài chục, vài trăm triệu, khi thì vài chục tỷ đồng. Có lần, ông vay nhiều nhất là 120 tỷ đồng, nhưng theo ông Hưởng, hạn mức đó vẫn chưa thực sự đáp ứng hết nhu cầu của người vay vốn. Thế nên, theo ông Hưởng, Agribank Việt Nam nên tăng hạn mức hơn nữa cho các chi nhánh địa phương, để ông có thể vay được Agribank Đông Anh với hạn mức 200 tỷ, như thế mới đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất không chỉ của riêng ông mà của nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn Đông Anh, hiện cũng đang cần những nguồn vốn lớn.
Từ khi thành lập công ty đến nay, mô hình sản xuất, chế biến nguyên liệu khô phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi của ông Hưởng ngày càng mở rộng và phát triển. Đến thời điểm này, công ty của ông có khoảng 40-50 lao động thường xuyên, cho doanh thu mỗi năm khoảng 400-500 tỷ đồng. Đặc biệt, người lao động ở công ty được ông Hưởng “bao” toàn bộ các loại phí bảo hiểm. Theo quy định về chế độ đóng bảo hiểm xã hội, công ty sẽ đóng cho người lao động 18%, còn người lao động sẽ đóng 8%, nhưng ông Hưởng đóng cả 26% cho người lao động. Tương tự, bảo hiểm y tế có tỷ lệ đóng là 3% và 1,5% thì ông Hưởng cũng đóng luôn 4,5% cho người lao động. Cứ thế, đến tháng, đến kỳ, người lao động chỉ việc ký nhận tiền lương, tiền thưởng và chưa bao giờ bị trích trừ 1 đồng nào tiền mua bảo hiểm.
Nhật Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh