Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thông tư 02 là cần thiết khi lãi suất thấp chưa thể kích thích cho vay

Nguyễn Điểm

Thứ ba, 25/04/2023 - 21:46

(Thanh tra) - Chiều 25/4, tại hội nghị về công tác tín dụng và triển khai Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, công cụ điều hành chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra.

Hội nghị về công tác tín dụng và triển khai Thông tư số 02/2023/TT-NHNN. Ảnh: NĐ

Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm

Về điều hành thị trường mở, từ đầu năm 2023 đến nay, NHNN đã điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thanh khoản và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Theo đó, nhà điều hành liên tục duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) luôn trong trạng thái dư thừa, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả, thanh toán của nền kinh tế.

Kể từ đầu tháng 3 trở lại đây, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất chào mua  giấy tờ có giá từ mức 6,0%/năm xuống mức 5,5%/năm và hiện là 5,0%/năm.

Ngoài ra, NHNN cũng mua lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối. Đồng thời, từ đầu năm, cơ quan quản lý tiền tệ đã 2 lần giảm các loại lãi suất điều hành.

“Kết quả của việc điều hành đồng bộ các công cụ nêu trên cho đến nay về cơ bản mặt bằng lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của thị trường đã giảm đáng kể. Cụ thể, hiện nay lãi suất cho vay mới phát sinh đối với nền kinh tế đã giảm 0,6% so với cuối năm 2022 và tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tới”, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nhận định.

Đáng chú ý, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú thông tin, ngay buổi sáng hôm nay (25/4), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo buổi họp cùng với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và các bộ, ngành để bàn một số các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường bất động sản và các định hướng giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế.

Tin vui là 4 ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm trên 50% thị trường tín dụng của Việt Nam đều đồng thuận rất cao với chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.

Về tín dụng, đến ngày 20/4/2023, tăng trưởng tín dụng đạt trên 12,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2022, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022

Nêu ý kiến về vấn đề này, ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank, tình hình hiện nay bản thân các doanh nghiệp tương đối thận trọng vay vốn, không có đơn hàng mới, không có dự án bất động sản mới, không mở rộng đầu tư mới... dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm lại. Quý I, Techcombank tăng trưởng tín dụng gần 8%, tuy nhiên, ông Thắng dự báo quý II sẽ chậm lại.

Ban hành Thông tư 02 là cần thiết

Mới đây nhất, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Trả lời báo chí về thông tư này, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, theo quy định tại Thông tư số 02, đối tượng được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là những khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và gặp khó khăn trong việc trả nợ các khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng.

Thông tư giao quyền tự chủ cho các ngân hàng trong việc xem xét đánh giá, mức độ khó khăn của khách hàng thông qua một số nội dung như: Doanh thu, thu nhập sụt giảm.

Về mục đích ban hành và thời gian triển khai thông tư, bà Giang cho biết, mục đích là tạo điều kiện kéo dài thời gian vay và trả nợ ngân hàng, giảm áp lực trả nợ cho khách hàng, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thông tư sẽ được triển khai từ ngày 24/4/2023 đến cho đến hết ngày 30/6/2024.

Tại hội nghị, đại điện các ngân hàng đã đưa ra một số ý kiến về công tác triển khai Thông tư 02.

Theo đó, bà Phạm Thị Trung Hà - Phó Tổng Giám đốc MB cho rằng, Thông tư 02 quy định cho phép cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh và 1 bộ phận khách hàng cá nhân vay tiêu dùng phục vụ đời sống.

“Đây đang là 2 đối tượng phủ sóng gần như các mục đích vay của nền kinh tế được hỗ trợ, được hưởng các chính sách của TCTD là như nhau, chứ không phải chỉ tập trung vào khách hàng sản xuất kinh doanh mà quên đi khách hàng vay tiêu dùng”, bà nói.

Thông tư 02 đối với các khách hàng vay vốn kể cả mục đích sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng đều được hưởng lợi. Về phía TCTD cũng đã có kinh nghiệm triển khai chính sách cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, do vậy, mỗi ngân hàng sẽ căn cứ vào điều kiện tài chính của mình và hồ sơ của khách hàng để thực hiện chính sách này, đồng hành, chia sẻ khó khăn với khách hàng.

Còn ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng nhận định, ban hành Thông tư 02 thể hiện trách nhiệm rất lớn của ngành Ngân hàng. “Các ngân hàng rất có trách nhiệm trong triển khai chính sách của NHNN. Tuy nhiên, cần có cái nhìn tổng quan khi các donah nghiệp đang rất khó khăn…”

Ông Hùng khẳng định, sức hút vốn của nền kinh tế rất khó khăn, nên các ngân hàng muốn hoạt động cũng rất khó. Trong bối cảnh đó, các TCTD đã giảm lãi suất đầu vào, giảm lãi suất cho vay, lựa chọn dự án tốt để cho vay.

“Ngân hàng không thiếu vốn, room tín dụng không vướng. Tiếp cận vốn từ TCTD là không khó. Tuy nhiên, với sức hấp thụ vốn thấp như hiện nay, dù lãi suất có thấp nữa thì một số nhiều doanh nghiệp cũng không vay. Vậy nên, việc ban hành Thông tư 02 là cần thiết”, ông Hùng nêu ý kiến.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm