Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 23/11/2017 - 07:07
(Thanh tra)- Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 là 21% do Chính phủ đề ra, thì mức tăng trưởng quý IV phải đạt gần 10%. Nhiều ý kiến lo ngại sẽ đẩy lạm phát gia tăng vào quý cuối năm.
Nếu không kiểm soát thận trọng chất lượng tín dụng thì có thể xảy ra lạm phát. Ảnh: NL
Tuy nhiên, mới đây trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết tăng trưởng tín dụng 21% không phải mục tiêu bắt buộc của Chính phủ, và NHNN không yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá.
Kiểm soát chất lượng tín dụng
Thống đốc cho biết, theo Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và Quốc hội, NHNN đã xây dựng kịch bản điều hành cho 2017 là tín dụng tăng trưởng khoảng 18%, có sự điều chỉnh linh hoạt tùy theo diễn biến nền kinh tế. Đến cuối tháng 10, tín dụng đã tăng trưởng khoảng 13,66%, cao hơn 1% so với cùng kỳ 2016 – tốc độ này không có gì là đột biến.
Ông Hưng giải thích, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và NHNN là tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng và tín dụng phải đi vào sản xuất, kinh doanh.
Tín dụng 10 tháng đầu năm 2017 đã tập trung vào đúng lĩnh vực ưu tiên như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp; xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa...
“Báo cáo các đại biểu, từ nay đến cuối năm, chúng tôi vẫn giữ tốc độ tăng tín dụng phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế, không gây áp lực lên lạm phát và kiểm soát được chất lượng tín dụng”, ông Hưng nói.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, 10 tháng đầu năm, tỷ trọng tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng giảm xuống còn 15,5% (năm 2016 là 17,1%). Trong khi đó, tín dụng tiêu dùng tiếp tục đà tăng mạnh kể từ đầu năm 2017 với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng khoảng 58,6% so với cuối năm 2016.
Nhìn vào con số này, có thể thấy, tín dụng bất động sản đã được điều chỉnh, tuy nhiên thực tế, gần đây đang có sự dịch chuyển một lượng tín dụng lớn từ bất động sản sang tín dụng tiêu dùng. Các khoản vay mua, sửa chữa nhà ở thay vì được xếp vào tín dụng bất động sản thì nay được các ngân hàng chuyển sang tín dụng tiêu dùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lo ngại tín dụng không đi đúng hướng, nhất là khi hai thị trường chứng khoán và bất động sản đang có khả năng hấp thụ vốn rất lớn. Dù NHNN đã nhiều lần khẳng định kiểm soát tốt tín dụng bất động sản nhưng thị trường này không phải đã hết rủi ro.
Thống đốc cũng thừa nhận, nhu cầu vay của các dự án BOT và bất động sản vẫn rất lớn, nên NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát chặt và chỉ tiếp tục cho vay nếu dự án khả thi và tổ chức đi vay có năng lực thực sự.
Thận trọng, tín dụng vượt mặt huy động
Theo cập nhật mới nhất của Tổng cục Thống kê, đến 20/9 tăng trưởng huy động vốn là 10,08%, trong khi đó mức tăng trưởng tín dụng là 11,02%. Như vậy biên độ tức chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tín dụng là 0,94%. Tuy nhiên trước đó vào thời điểm 20/6, theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tăng trưởng huy động vốn là 5,89%, trong khi tăng trưởng tín dụng là 7,54%, nghĩa là tăng trưởng cho vay cao hơn huy động vốn 1,65%.
Tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho hay, 10 tháng đầu năm tăng trưởng huy động trên địa bàn 11,39%, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng khoảng 14,59%. Tuy nhiên đó là con số về tăng trưởng, thực tế huy động tính đến nay khoảng 1.980 ngàn tỷ đồng, nhưng cho vay chỉ khoảng 1.698 ngàn tỷ. Nghĩa là cho vay chưa tới 80% trên tổng con số huy động được.
“Tăng trưởng cho vay tuy cao tăng trưởng hơn huy động, nhưng NH vẫn đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn, thanh khoản trong hệ thống NH rất dồi dào. Cùng với nhiều biện pháp hiện nay, dòng vốn trên địa bàn đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu cho sản xuất kinh doanh”, ông Minh khẳng định.
Theo lãnh đạo Vietbank con số này cho thấy nhu cầu vốn trên thị trường từ đầu năm đến nay tương đối cao. Điều đó đồng nghĩa với việc nền kinh tế hấp thụ nguồn vốn rất tốt. Việc tăng trưởng huy động có thể thấp hơn tăng trưởng cho vay cũng là điều bình thường. Miễn là trên tổng lượng tín dụng thì huy động luôn cao hơn cho vay. Tại Vietbank huy động đến nay khoảng trên 31.000 tỷ đồng, nhưng cho vay chỉ khoảng 24.000 tỷ đồng và ngoài ra NH vẫn dư vốn tự có.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cao cấp vẫn cho rằng, vốn để phát triển thị trường đâu đó vẫn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng từ 60 - 70%, chỉ có khoảng hơn 30% là vốn đến từ khách hàng và các nguồn khác. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa phần cũng phải đi vay vốn chính ở ngân hàng. Vì thế không có gì khó hiểu nếu tín dụng những tháng cuối năm tăng mạnh và được bơm ra nhiều nhất.
“Điều tôi lo ngại là chất lượng tín dụng được bơm ra mà thôi, nếu không kiểm soát thận trọng thì có thể xảy ra lạm phát, không phải năm nay mà năm sau và sau nữa”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Thống đốc Lê Minh Hưng:
NHNN đã kiểm soát rất chặt chẽ dòng tín dụng vào các dự án rủi ro như bất động sản và BOT. Dư nợ BOT hiện nay thấp hơn trước, với tỷ trọng 1,5% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống, nợ xấu cũng được kiểm soát ở mức rất thấp.
Về bất động sản, 10 tháng đầu năm cho vay với tỷ trọng 6,5%, trong khi năm ngoái là hơn 7%, đã có giảm, kiểm soát được rủi ro và dành tín dụng cho sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên.
NL
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa