Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Sức khỏe” doanh nghiệp nhà nước: Nhiều tập đoàn lãi đậm, không ít “địa chỉ” thua lỗ

Hương Giang

Thứ sáu, 14/10/2022 - 15:04

(Thanh tra) - Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) năm 2021 thấy lãi trước thuế tăng 25% so với 2020, nhiều tập đoàn lãi đậm, nhưng cũng không ít nơi thua lỗ, nợ phải trả tăng...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký báo cáo của Chính phủ về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2021 gửi Quốc hội.

Báo cáo này nêu tình hình “sức khoẻ” của 826 doanh nghiệp đến hết năm ngoái, trong đó 673 DNNN, 153 doanh nghiệp cổ phần, vốn góp Nhà nước.

Chỉ tiêu tài chính

Số tiền (triệu tỷ đồng)

Tăng/giảm so với 2020

Tổng tài sản

3,74

2%

Vốn chủ sở hữu

1,79

3%

Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư

1,67

3%

Tổng doanh thu

2,12

8%

Lãi trước thuế

0,205

25%

Nộp ngân sách

0,34

6%

Tổng nợ phải trả

1,93

1%

Tổng nợ phải thu

0,5

5%

Tập đoàn, tổng công ty có lãi trên 5.000 tỷ đồng vẫn chủ yếu ở đơn vị có quy mô lớn

Theo báo cáo, năm 2021, 673 DNNN (476 DNNN giữ 100% vốn và 197 DNNN giữ trên 50%) có tổng tài sản tăng 1% và lãi trước thuế tăng 25% so với 2020, lần lượt gần 3,65 triệu tỷ đồng và 198.672 tỷ đồng.

Trong đó, các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con có lãi trước thuế tăng 31% so với năm 2020, tương đương 184.647 tỷ đồng.T

Nêu chi tiết, Chính phủ thông tin, 75 tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con do Nhà nước giữ 100% vốn, có tổng tài sản hơn 2,73 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với 2020. Tài sản cố định chiếm bình quân 34% tổng tài sản.

Các lĩnh vực như dầu khí, xăng dầu, điện, than, vận tải … được đánh giá là kinh doanh khởi sắc trở lại sau gần hai năm khó khăn vì dịch Covid-19. Phần lớn các tập đoàn này đều ghi nhận lãi lớn trong năm ngoái.

Lãi trước thuế năm 2021 của các tập đoàn, tổng công ty đạt 156.531 tỷ đồng, tăng 33% so với 2020.

Nhưng các tập đoàn, tổng công ty mẹ - con có lãi trước thuế cao trên 5.000 tỷ đồng vẫn chủ yếu ở các đơn vị có quy mô lớn, như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) 51.700 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội (Viettel) 36.908 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 17.991 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) 6.430 tỷ...

Các công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn hầu hết đều có lợi nhuận trước thuế cao. Một số ghi nhận lãi 2021 tăng mạnh, như công ty mẹ Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc tăng 7%, lãi 187 tỷ đồng.

Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãi trước thuế 2021 là 5.875 tỷ đồng, tăng 267%; công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lãi 314 tỷ đồng, tăng 156%...

Bên cạnh các công ty có lãi cũng có công ty mẹ của một số tập đoàn, tổng công ty giảm lãi sâu, như công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam và Tổng Công ty vận tải Hà Nội giảm lãi tới 90% khi chỉ phát sinh lãi 1 tỷ đồng. Hay công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) giảm 52% lãi so với 2020 khi có lãi trước thuế là 163 tỷ đồng...

138 doanh nghiệp lỗ lũy kế; nợ phải thu, nợ phải trả, khó đòi... tăng

Tính chung, trong 673 DNNN (gồm Nhà nước giữ 100% vốn hoặc từ 50% vốn trở lên) thì năm 2021 có 58 doanh nghiệp ghi nhận lỗ phát sinh là 15.785 tỷ đồng. Ngoài ra, có 138 doanh nghiệp (tương đương 21% tổng số DNNN) lỗ luỹ kế, với tổng lỗ là 50.125 tỷ.

Riêng số lỗ luỹ kế đến hết năm ngoái của 16 tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 14.703 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn Hoá chất ghi nhận khoản lỗ này lên tới 3.038 tỷ; Tổng Công ty Đường sắt 1.976 tỷ, hay Tổng Công ty Cà phê 857 tỷ đồng...

Ngoài ra, 9 công ty mẹ lỗ lũy kế là 5.532 tỷ đồng, như công ty mẹ Tập đoàn Hóa chất lỗ 2.612,7 tỷ đồng; công ty mẹ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam lỗ 1.822 tỷ đồng...

Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra nhiều tập đoàn, tổng công ty có khoản lỗ phát sinh lớn trong năm ngoái, nhiều nhất là Công ty TNHH MTV Đầu tư tài chính Nhà nước TP HCM, với 771 tỷ đồng; Tổng Công ty Đường sắt là 518 tỷ đồng; Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn lỗ phát sinh 488 tỷ đồng...

5 công ty mẹ ghi nhận lỗ phát sinh tới 2.369 tỷ đồng. Thậm chí, có 8 trong 73 công ty mẹ không bảo toàn được vốn chủ sở hữu, tức là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ, gồm cả lỗ lũy kế sau trích lập dự phòng rủi ro. Trong đó, công ty mẹ Vinachem lỗ luỹ kế 2.613 tỷ đồng; công ty mẹ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 1.822 tỷ đồng; công ty mẹ Tổng Công ty Cà phê Việt Nam 453 tỷ đồng...

Với 197 DNNN giữ trên 50% vốn, theo Chính phủ, có 23 doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2021, với tổng lỗ phát sinh là 13.757 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp có số lỗ phát sinh cao, như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam là 12.965 tỷ đồng; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (Đài Truyền hình Việt Nam) 342 tỷ đồng; Tổng Công ty Lương thực Miền Nam lỗ phát sinh 298 tỷ đồng...

Có 38 doanh nghiệp lỗ luỹ kế, là 33.143 tỷ đồng. Tính riêng công ty mẹ, có 5 đơn vị lỗ lũy kế 22.715 tỷ đồng

Ngoài ra, vẫn còn một số doanh nghiệp khi chuyển đổi hoạt động kinh doanh thua lỗ, nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu, như Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (Đài Truyền hình Việt Nam) âm vốn sỡ hữu 3.551 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Bóng đá Xuân Thiện Nam Định âm vốn 17 tỷ đồng, tăng 127% so với 2020...

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, hầu hết DNNN đều ghi nhận nợ phải thu, nợ phải trả, khó đòi... tăng.

Một số tập đoàn, tổng công ty có khoản nợ phải thu khó đòi lớn, như PVN là 19.404 tỷ đồng; Viettel 8.311 tỷ; Tổng Công ty Lương thực miền Bắc 714 tỷ đồng hay VNPT 622 tỷ đồng...

Một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản cao (trên 50%) là Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô 1.372 tỷ đồng (64%); Tổng Công ty Thái Sơn 2.198 tỷ đồng (62%), Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng 1.934 tỷ đồng (54%)...

Trong tổng nợ phải thu khó đòi của công ty mẹ là 31.331 tỷ đồng (tăng 35% so với 2020), thì PVN chiếm gần một nửa, Vinachem là 11.151 tỷ đồng, Viettel 940 tỷ, MobiFone 420 tỷ...

13 công ty mẹ có tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Tỷ lệ này tại Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Vạn Xuân là 24,14 lần; Tổng Công ty Thái Sơn 7,08 lần; Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn 6,39 lần...

Có 3 công ty mẹ huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, luỹ kế giá trị đã phát hành tới hết 2021 là 5.785 tỷ đồng.

Hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ

Chính phủ đánh giá DNNN còn yếu ở những ngành có ảnh hưởng, quyết định đến việc hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và của khu vực doanh nghiệp Việt Nam như cơ khí chính xác, sản xuất chế tạo linh kiện, máy móc và thiết bị hoàn chỉnh cho các ngành sản xuất; công nghệ nguồn...

Hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Một số dự án có vốn đầu tư lớn nhưng không thành công, rủi ro cao như dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản; một số dự án có lỗ lũy kế lớn, lỗ liên tiếp trong nhiều năm, phương thức tái cấu trúc chưa hiệu quả...

Chính phủ cũng chỉ ra hạn chế, là trách nhiệm thực thi quyền chủ sở hữu Nhà nước chưa thật sự rõ ràng; cơ quan đại diện chủ sở hữu thiếu nguồn lực, chưa hoạt động chuyên nghiệp và chưa tách bạch chức năng chủ sở hữu với quản lý Nhà nước.

“Tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của DNNN chưa thống nhất, dẫn tới lúng túng khi hoàn thiện thể chế, thực hiện”, báo cáo Chính phủ nêu.

Ngoài ra, còn có vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước.

Để sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, Chính phủ đề ra nhiều giải pháp. Bên cạnh, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách là rà soát, đánh giá làm rõ thực trạng của từng dự án thua lỗ, kém hiệu quả để có phương án xử lý hợp lý, kịp thời, giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước và xã hội.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong DNNN; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu…

Tại báo cáo, Chính phủ nêu mục tiêu đến hết năm 2025 có ít nhất 25 DNNN có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hoá trên thị trường chứng khoán trên 1 tỷ USD. Trong đó, ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ USD.

100% DNNN thực hiện chuyển dịch đầu tư, hướng đến các dự án đầu tư, sử dụng công nghệ xanh, sạch và giảm thải khí carbon.

Đóng góp của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty vào ngân sách bình quân giai đoạn 2021-2025 tăng 5-10% so với 5 năm trước đó.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) vừa được vinh danh tại 2 giải thưởng “Top 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính” và “Tiến bộ vượt trội dành cho Báo cáo thường niên” tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm (VLCA) 2024 do Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức.

Bài và ảnh: Nguyễn Nhị

14:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm