Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát triển thị trường trái phiếu doanh cần giải pháp đúng và trúng

Thứ năm, 19/05/2022 - 17:46

(Thanh tra) - Đó là kiến nghị của ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều nay (19/5), tại Hà Nội.

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: TQ

Ông Phòng cho biết, thị trường vốn luôn có vai trò chủ đạo, lớn gấp 3 lần thị trường vốn chủ sở hữu; trong đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có vai trò quan trọng là kênh tài trợ vốn vay trung - dài hạn cho tổ chức kinh tế, đi song song với thị trường vốn vay ngân hàng. Qua đó, thị trường vốn giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, đồng thời giảm rủi ro cho các doanh nghiệp (DN), không bị quá phụ thuộc vào hệ thống tín dụng ngân hàng.

Trong 5 năm gần đây, thị trường TPDN Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm. Tính đến cuối năm 2021, thị trường có gần 1,2 triệu tỷ đồng được DN huy động qua thị trường trái phiếu, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tương đương khoảng 15% GDP sau điều chỉnh.

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng như vậy, nhưng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ chiếm khoảng 15% GDP, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia (56% GDP), Singapore (38% GDP), Thái Lan (25% GDP).

Trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường TPDN đang có dấu hiệu hạ nhiệt vì một số chính sách mới, làm giảm cơ hội tiếp cận vốn của DN, qua đó, làm chậm nhịp phục hồi và phát triển và lỡ nhịp chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội 2022-2023 của quốc gia.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Thường trực VCCI phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: TQ

Theo ông Hoàng Quang Phòng, với những vụ việc liên quan đến các vi phạm pháp lý trên thị trường vốn, những rủi ro của thị trường TPDN bùng nổ mạnh mẽ khi hành lang pháp lý chưa hoàn toàn hoàn thiện và hạ tầng thị trường chưa thực sự đồng bộ; các chủ trương chính sách rà soát, quản lý thị trường trái phiếu nói riêng, thị trường vốn nói chung theo hướng sát sao minh bạch, hiệu quả để hướng đến triển vọng tương lai là hoàn toàn đúng đắn; song vẫn khó tránh khỏi những tác động ngắn hạn.

Để phát triển thị trường TPDN lành mạnh, minh bạch, ổn định, theo ông Phòng, cần có sự nhận diện đúng vai trò của TPDN, đi cùng là các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường vốn hiệu quả và bền vững, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng DN, tăng trưởng của nền kinh tế và hội nhập tài chính toàn cầu.

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, thị trường TPDN tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn khó khăn, lòng tin của nhà đầu tư bị dao động vì những vụ việc xảy ra gần đây. Mặc dầu thị trường chưa rơi vào khủng hoảng nhưng những vụ việc xảy ra chứng tỏ thị trường cần một sự chấn chỉnh và cải cách mạnh mẽ.

“Nhiều người hiện nay lo ngại việc siết chặt thi trường của các cơ quan quản lý sẽ làm mất đi khả năng phát triển của thị trường. Theo tôi sự kiểm soát thị trường một cách hiệu quả sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Dĩ nhiên sẽ tạo ra những khó khăn cho thi trường, nhưng sẽ tạo lại niềm tin cho thị trường, và có lẽ cũng là cái giá phải trả để có môt thị trường đi vào quy củ và ổn định” - chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu phát biểu.

Phát triển thị trường trái phiếu doanh cần giải pháp đúng và trúng. Ảnh: TQ

Trong vài năm trở lại đây, thị trường TPDN tại Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, sự phát triển nóng của thị trường TPDN đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Để góp phần giúp phát triển bền vững thị trường TPDN, trong thời gian tới, các chuyên gia tài chính cho rằng cần tập trung triển khai một số giải pháp:

Cơ quan quản lý cần nâng cao mức độ công khai hóa, minh bạch hóa đối với các chủ thể phát hành; bên cạnh các yêu cầu về công bố thông tin, các cơ quan quản lý cũng cần ban hành các quy định về an toàn tài chính đối với các DN phát hành trái phiếu.

Nhằm giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng trong việc mua hay bảo lãnh TPDN, cần tạo ra nhiều sản phẩm để từ đó thu hút các nhà đầu tư cá nhân tham gia trên cơ sở đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro; để phát triển bền vững thị trường TPDN cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các DN phát hành tham gia xếp hạng tín nhiệm.

Để thị trường TPDN phát triển thực chất và bền vững, cần có những giới hạn về quy mô và cơ cấu trái phiếu mà các ngân hàng thương mại có thể nắm giữ, cũng như bảo lãnh, hạn chế tình trạng các DN và ngân hàng thương mại cấu kết với nhau để đảo nợ.

Việc đưa các TPDN lên sàn giao dịch cũng là một giải pháp nhằm phát triển bền vững thị trường TPDN. Các sàn giao dịch sẽ khiến trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn nhờ tính thanh khoản cao, các nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong các quyết định mua, bán hay nắm giữ trái phiếu. Hơn nữa, trong trường hợp có biến cố đối với trái phiếu, các thiệt hại có thể được san sẻ cho nhiều người.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm