Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ô tô dưới 2.000 cm3 giảm thuế suất xuống 5% mỗi năm

Thứ sáu, 15/01/2016 - 22:01

(Thanh tra) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị, không chia nhỏ dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3, đồng thời điều chỉnh giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xe ô tô có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 mỗi năm giảm xuống 5% so với thuế suất hiện hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển báo cáo giải trình, tiếp thu trước UBTVQH

Chiều 15/1, UBTVQH thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý Thuế.

Bỏ lộ trình giảm trong năm 2019

Liên quan thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ, có ý kiến cho rằng, chia nhỏ và giảm thuế suất quá sâu đối với dòng xe có dung tích xi lanh nhỏ sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước và chủ yếu ưu đãi cho xe nhập khẩu. 

Theo Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ tập trung ưu tiên phát triển đối với phân nhóm dòng xe có dung tích xi lanh nhỏ, sử dụng ít nhiên liệu, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam. 

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, qua thống kê sơ bộ 9 tháng đầu năm 2015, số lượng xe có dung tích xi lanh từ 1.000 cm3 trở xuống nhập khẩu bán ra trong nước khá lớn, khoảng 8.650 chiếc, chiếm khoảng 89% số lượng xe có dung tích xi lanh từ 1.000 cm3 trở xuống tiêu thụ trên thị trường.

”Nếu quy định như Dự thảo luật dễ dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng nhập khẩu dòng xe có dung tích xi lanh nhỏ để bán trong nước mà không chú trọng đầu tư phát triển như mục tiêu của Chiến lược”, ông Hiển cho biết. 

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đề nghị không chia nhỏ dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3. Đồng thời, điều chỉnh giảm thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 mỗi năm giảm xuống 5% so với thuế suất hiện hành và bỏ lộ trình giảm trong năm 2019, điều chỉnh lại lộ trình tăng thuế suất đối với loại xe có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 3.000 cm3. 

Theo đó,  loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống, từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 40% (giảm 5% so với hiện hành), từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 35% (giảm 10% so với hiện hành). Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3, từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 40% (giảm 5% so với hiện hành).

Còn loại xe có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3, từ ngày 01/7/2016 áp dụng thuế suất 55% (tăng 5% so với hiện hành), từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 60% (tăng 10% so với hiện hành).

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đặt vấn đề, vậy tác động của thuế xuất nhập khẩu với ngành sản xuất ô tô trong nước như thế nào?.

Giải trình thêm, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết, ban đầu dự thảo luật quy định, thuế suất với xe 1.500 cm3 trở xuống và chia nhỏ. Tuy nhiên, lần này sửa là xe từ 2.000 cm3 trở xuống và không chia nhỏ nữa. “Về cơ bản đã giải quyết được vấn đề, không có tác động gì lớn, đảm bảo được việc sản xuất ô tô trong nước", ông Hiển nói.

Bộ Công thương sẽ tiến hành điều tra 

Thảo luận ý kiến về một điểm mới được đưa vào Dự thảo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi là ba loại thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long cho rằng, ba loại thuế này “dường như” không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 

Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết, ba loại thuế này đang được quy định tại văn bản ở mức pháp lệnh. Việc nâng cấp pháp lệnh thành quy định của Luật sẽ tạo sự minh bạch, rõ ràng, thống nhất trong việc áp dụng các loại thuế trên đối với hàng hóa nhập khẩu, phù hợp với thẩm quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp. 

“Việc quy định ba loại thuế này vào Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) không ảnh hưởng gì đến ba pháp lệnh hiện hành. Khi có vấn đề phát sinh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Bộ Công Thương sẽ tiến hành điều tra, trên cơ sở điều tra, cơ quan này sẽ ban hành quyết định thuế, không quy định cụ thể là bao nhiêu mà chi khi xảy ra trên thực tế mới thực hiện thôi. Quy định như vậy là để phòng các đối tác có hiểu hiện thôi chứ không ảnh hưởng gì cả”, ông Hiển giải trình cụ thể. 

Ông Hiển nhấn mạnh thêm, nếu bỏ ba loại luật này ra để tổng kết xây dựng thành luật mới thì cũng được nhưng sẽ chậm so với quá trình các hiệp định thương mại tự do đã, đang và sắp được thực hiện. 

Đồng quan điểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, khi có biểu hiện bán phá giá, trợ cấp… các nước đều giao Bộ Công Thương điều tra, nếu điều tra phát hiện có việc như vậy, Bộ Tài chính tiến hành thu theo luật, nước nào cũng vậy. Luật chỉ quy định nguyên tắc.

Về vấn đề này, UBTVQH cũng cho rằng, các nội dung quy định của Luật cơ bản kế thừa và không bãi bỏ các nội dung khác của ba pháp lệnh hiện hành. Quy định như Dự thảo Luật là tạo thuận lợi và chủ động cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc điều hành hoạt động thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu. 

Về thời điểm thi hành, UBTVQH đề nghị thời gian có hiệu lực của Luật từ ngày 1/9/2016 thay vì từ ngày 1/7/2016.

Trước đó trong buổi sáng, Đảng Đoàn Quốc hội và UBTVQH đã cho ý kiến về dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và phương hướng nhân sự đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XIV; cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 

Hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới kết thúc đàm phán, chưa ký kết, chưa trình Quốc hội để phê chuẩn và hiện tại vẫn trong quá trình rà soát trước khi công bố. Có ý kiến đề nghị, sau khi ký kết Hiệp định TPP mới tiến hành sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

UBTVQH cho rằng, việc sửa đổi luật này trước khi Hiệp định TPP có hiệu lực với nhiều nội dung cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh (như miễn thuế nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư, thuế phòng vệ thương mại...).

Cùng với đó, bảo đảm cơ sở pháp lý để thực hiện cam kết quy định trong Hiệp định TPP khi được Quốc hội thông qua, cũng như các hiệp định thương mại tự do đang thực hiện hoặc vừa ký kết.

“Cơ quan soạn thảo đã rà soát đưa vào Dự thảo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) các nội dung của Hiệp định, đảm bảo phù hợp với nội dung Hiệp định TPP (như thuế xuất khẩu ưu đãi, tiền thuế tối thiểu không thu, miễn thuế đối với hàng mẫu không có giá trị thương mại, ấn phẩm quảng cáo...)”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói.


Bài, ảnh: Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.

Trần Quý

19:12 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm