Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ ba, 12/11/2024 - 20:31
(Thanh tra) - Ngày 12/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam.
Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn chủ trì tại Hội thảo. HG
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho biết, kinh nghiệm của các quốc gia đi đầu trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới cho thấy, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Tại Việt Nam, xác định tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp sạch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, đề ra các giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao đối với các bộ, ban, ngành.
Trong những năm qua, NHNN đã ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Kết quả cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến cuối tháng 8/2024, dư nợ cho vay đạt gần 27 nghìn tỷ đồng với trên 9.600 khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay trong 8 tháng năm 2024 đạt khoảng 15 nghìn tỷ đồng (doanh số năm 2022 khoảng 15 nghìn tỷ đồng, năm 2023 trên 20 nghìn tỷ đồng).
Vốn tín dụng là một trong các nguồn lực quan trọng để người dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các công nghệ sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm và chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế đã được ngành Ngân hàng cho vay để đầu tư, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế; góp phần đưa các nông sản Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, việc cung ứng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thời gian qua còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Các dự án nông nghiệp công nghệ cao thường yêu cầu vốn vay lớn, thời gian dài; trong khi sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro còn chậm triển khai. Vừa qua, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp trên 30.800 tỷ đồng, chiếm khoảng 38% tổng thiệt hại về kinh tế.
Ngoài ra, nguồn vốn của ngành ngân hàng luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, tuy nhiên số lượng các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch hiện nay còn hạn chế; nhiều dự án chưa được đầu tư bài bản, chưa chứng minh được tính khả thi, hiệu quả, thị trường tiêu thụ không ổn định, nên các ngân hàng khó khăn trong thẩm định và quyết định cho vay.
Tại Hội thảo, ông Võ Văn Quang, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc BAC A BANK cũng cho biết, ngoài việc cho vay các dự án nông nghiệp vừa và nhỏ, các hộ nông dân hợp tác xã, ngân hàng hiện nay rất mong muốn cho vay các dự án công nghệ cao, quy mô lớn, mang tính chất đột phá tạo hướng đi mới cho nền kinh tế. Chính vì thế đã thành lập hội đồng tư vấn đầu tư để tư vấn phát triển các dự án nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, áp dụng công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ số, quản trị hiện đại. Tiêu biểu như tư vấn cho Tập đoàn TH đầu tư vào dự án Chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô lớn ở Nghệ An với quy mô đầu tư 1,2 tỷ USD, trên tổng diện tích 37.000 ha đất và 200.000 nghìn con bò, trong đó 100.000 con cho sữa với kỹ thuật công nghệ hiện đại.
Đại diện ngân hàng cho biết đã rút ra một số bài học các doanh nghiệp cần phải thực hiện khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Cụ thể, cần có định hướng chiến lược rõ ràng, đảm bảo lĩnh vực đầu tư phải phù hợp với xu thế và tận dụng được tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có. Bên cạnh đó, dự án cần phải áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt trên một đơn vị diện tích. Do đó, cần thiết phải áp dụng một cách triệt để những thành tựu khoa học một cách đồng bộ, tính tuân thủ cao. Cuối cùng là xây dựng được chuỗi liên kết sản phẩm từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ để làm chủ thị trường, làm thương hiệu chuẩn quốc gia, liên kết được chuỗi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.
Thời gian tới, để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, NHNN cho biết, sẽ phối hợp với các bộ ngành, đơn vị liên quan hoàn thiện báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách.
Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (trong đó có chính sách cho vay ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp) theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP; triển khai một số chương trình cho vay như chương trình cho vay lĩnh vực lâm sản, thủy sản; chương trình cho vay phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và giảm phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân và doanh nghiệp.
Ngoài các giải pháp của ngành ngân hàng, cũng cần có sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan để nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng phục vụ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi bỏ quy định ngưỡng doanh thu cụ thể tính thuế với cá nhân, hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định.
Hương Giang
14:28 14/11/2024(Thanh tra) - Trong 3 tuần triển khai (từ 15/10 - 8/11/2024), “Tuần lễ công dân 2024” của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại 25 bệnh viện/trường học/trung tâm bảo trợ, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 2 bãi biển, trồng mới hơn 2.000 cây xanh tại 28 tỉnh thành phố trên cả nước.
Kim Thành
09:00 14/11/2024Phương Hiếu
20:08 13/11/2024Minh Anh
16:21 13/11/2024Uyên Uyên
21:45 12/11/2024Văn Thanh
Hoài Phương
Thu Huyền
Thanh Hoa
Hương Giang
Thu Huyền
Văn Thanh
CB
Phương Anh
Nhật Minh