Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 20/06/2021 - 19:38
(Thanh tra)- Kết quả thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 5 tháng đầu năm 2021 mặc dù đạt khá so với dự toán nhưng những khoản tăng thu từ khối ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... là những khoản thu không bền vững, dịch bệnh covid-19 tiếp tục tác động đến sản xuất kinh doanh từ cuối tháng 4... sẽ là những khó khăn, thách thức tác động không thuận lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, Tổng cục Thuế sẽ chỉ đạo cơ quan thuế các cấp triển khai quyết liệt các giải pháp, phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021 mà Quốc hội, Chính phủ giao
Thu NSNN 5 tháng đầu năm 2021 đạt khá
Năm 2021, cơ quan thuế được Quốc hội, Chính phủ giao nhiệm vụ thu NSNN là 1.116.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 1.093.500 tỷ, thu từ thuế, phí nội địa là 882.000 tỷ đồng.
Thực hiện thu 5 tháng đầu năm 2021 ước đạt 568.790 tỷ đồng (theo số ước thu 5 tháng mà Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ), bằng 50,9% dự toán, bằng 113,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa ước đạt 552.834 tỷ đồng, bằng 50,6% dự toán, bằng 114,4% so với cùng kỳ, thu từ thuế, phí nội địa ước đạt 442.496 tỷ đồng, bằng 50,2% dự toán, bằng 119,8% cùng kỳ, đạt khá về tiến độ và tốc độ thu so với các năm gần đây. Số thu trong 5 tháng đầu năm nay đạt khá chủ yếu do tình hình kinh tế duy trì đà tăng trưởng từ cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng khá như: Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô...
Từ cuối tháng 4 đầu tháng 5, đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước, diễn biến phức tạp với mức độ lây nhiễm lớn của các chủng virus mới, ngay lập tức đã tác động đến sản xuất kinh doanh và đời sống kinh tế xã hội tại nhiều địa bàn trọng điểm kinh tế trên cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... đặc biệt là tại 2 địa phương là Bắc Giang và Bắc Ninh, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều khu công nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh này.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp cả nước trong tháng 5/2021 đã có sự giảm tốc so với tháng 4 (tháng 4 tăng 24,1%, tháng 5 chỉ tăng 1,6% so với tháng 4 và tăng 11,6% so với cùng kỳ). Tình hình đăng ký thành lập mới doanh nghiệp (DN) trong tháng 5 đã chậm lại so với trong 4 tháng đầu năm (số DN đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm tăng 17,5% về số DN và tăng 41% về số vốn so với cùng kỳ, tháng 5 giảm 22% về số DN thành lập mới và giảm 16,3% về số vốn đăng ký so với tháng 4 và chỉ tăng 8,1% về số DN và tăng 33% về số vốn so với cùng kỳ), số DN tạm ngừng hoạt động trong tháng 5 tăng 37,3% so với cùng kỳ. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương làm ảnh hưởng tới hoạt động thương mại, vận tải và du lịch và xuất nhập khẩu trong tháng 5. Kim ngạch xuất khẩu tháng 5 giảm 2,1% so với tháng trước… sẽ là những yếu tố tác động không thuận lợi đến kết quả thu NSNN trong những tháng tiếp theo.
Thu NSNN phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. Kết quả thu NSNN 5 tháng đầu năm 2021 mặc dù đạt khá so với dự toán chủ yếu do tình hình kinh tế những tháng đầu năm 2021 tiếp tục đà hồi phục từ cuối năm 2020, tuy nhiên, những khoản tăng thu từ khối ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... là những khoản thu không bền vững và dự kiến sẽ không còn phát sinh lớn trong những tháng cuối năm. Dịch bệnh covid-19 tiếp tục tác động đến sản xuất kinh doanh từ cuối tháng 4, đầu tháng năm đến nay và chưa dự báo được thời điểm khống chế được dịch bệnh sẽ là những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nước ta, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế quý II, quý III và quý IV có thể sẽ chậm lại rủi ro không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra của cả năm, tác động không thuận lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021.
Tập trung triển khai thực hiện các giải pháp trọng tâm
Thứ nhất, triển khai thực hiện tốt Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất, khẩn trương đưa chính sách kịp thời vào cuộc sống.
Để hỗ trợ DN và người dân, cơ quan thuế các cấp kịp thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung chính sách gia hạn nộp tiền thuế, tiền thuê đất, tới toàn thể người nộp thuế hiểu và nắm được chính sách hỗ trợ của Nhà nước ngay từ khi xây dựng Dự thảo Nghị định về gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất năm 2021 và chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực để triển khai thực hiện ngay khi Nghị định được ban hành chính thức.
Ngay sau khi Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2021 được ban hành, ngày 20/4/2021, Tổng cục Thuế đã có văn bản chỉ đạo các cục thuế địa phương kịp thời triển khai thực hiện nghị định, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, thực hiện nâng cấp hệ thống thông tin để để người nộp thuế có thể gửi giấy đề nghị gia hạn theo nhiều hình thức như: Qua cổng thông tin điện tử, đường bưu điện và nộp trực tiếp... thực hiện gia hạn tiền thuế ngay từ kỳ khai thuế tháng 4/2021, kịp thời đưa chính sách vào cuộc sống.
Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý thuế để theo dõi số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn và dừng tính tiền chậm nộp, theo dõi và đôn đốc người nộp thuế (NNT) nôp các khoản tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn khi hết thời gian gia hạn.
Thứ hai, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sức khỏe DN, hoạt động sản suất, kinh doanh của người nộp thuế. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho NNT ổn định sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ DN và người dân, hiệu quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ để tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ, Quốc hội các giải pháp về tài khóa, tiền tệ, vốn để tiếp tục hỗ trợ cho DN và người dân có thêm nguồn lực để hồi phục sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin thông suốt 24/7 để hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ với NSNN từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế theo phương thức điện tử mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế, giảm thời gian, tạo thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ hoàn thuế GTGT đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, hoàn thuế đúng đối tượng theo đúng chính sách pháp luật góp phần giúp người nộp thuế có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, xử lý thu hồi nợ thuế, không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách hỗ trợ về thuế của Nhà nước để trốn thuế, chây ỳ, nợ đọng tiền thuế. Tập trung thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương hỗ trợ DN của Nhà nước để vi phạm pháp luật, đồng thời không gây phiền hà, sách nhiễu cho NNT.
Thứ năm, rà soát các nguồn thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu, bù đắp một phần số hụt thu NSNN do dịch bệnh Covid 19 gây ra như thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản... Tăng cường quản lý đối với các đối tượng được hưởng lợi trong thời điểm dịch bệnh Covid19 xảy ra do tăng trưởng sản xuất hoặc thay đổi hành vi tiêu dùng như: hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, dịch vụ viễn thông, internet... Tăng cường kiểm soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, các khoản truy thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra... Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, hải quan, quản lý thị trường để kiểm soát chặt chẽ về giá cả hàng hóa, quản lý hiệu quả hơn hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng internet, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, qua đó chống thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để khuyến khích, thu hút đầu tư trên địa bàn.
Trung Kiên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước NHNN ban hành nêu rõ, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Uyên Uyên
22:33 22/11/2024(Thanh tra) - Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
PV
21:09 22/11/2024Bài và ảnh: Quỳnh Mai
21:00 22/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
14:29 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương