Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/09/2017 - 11:13
Việc sửa đổi Luật thuế Bảo vệ môi trường (BVMT) của Bộ Tài chính hướng tới mục tiêu đồng bộ hệ thống pháp luật về thuế hiện nay, bù đắp nguồn thu ngân sách nhà nước do cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu… Tuy nhiên, một số nội dung trong dự thảo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra.
Đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu: Nên mở rộng đối tượng chịu thuế
Nặng gánh xăng dầu
Khung thuế BVMT với xăng tăng gấp 2 lần mức thuế tối đa trong khung thuế hiện hành (từ khung 1.000 - 4.000 đồng/lít tăng lên 3.000 - 8.000 đồng/lít). Đồng thời, các sản phẩm xăng dầu khác cũng tăng thuế, như xăng máy bay, dầu diezel, dầu mazut, dầu nhờn cũng tăng khung thuế lên gấp đôi hiện hành. Trong khi đó, mức thuế hiện hành vẫn chưa hết khung được phép (thuế BVMT với xăng mới 3.000 đồng/lít, trong khi khung tối đa là 4.000 đồng/lít).
Thuế là một yếu tố cấu thành giá hàng hóa, khi mức thuế tăng mạnh sẽ làm cho giá cả tăng. Về đối tượng chịu thuế, hiện chủ yếu thuế BVMT đánh vào xăng dầu, khi chiếm tới 93% tổng thu thuế BVMT. Như vậy chưa hợp lý, khi nguồn thu ngân sách và BVMT tập trung quá cao vào xăng dầu, gây gánh nặng lên giá xăng dầu, nên gây nhiều hệ lụy không tốt. Do đó, nên mở rộng đối tượng chịu thuế BVMT với các loại hàng hóa khác (ngoài xăng dầu) cũng gây ô nhiễm môi trường. Trong chiến lược cải cách hệ thống thuế đã chỉ rõ, cần bổ sung đối tượng thu, điều chỉnh mức điều tiết nhằm hạn chế sử dụng những hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên, trong dự luật của Bộ Tài chính đưa ra vẫn chưa có nghiên cứu, đánh giá để mở rộng đối tượng chịu thuế BVMT.
Cơ quan nhà nước chọn phần dễ
Theo Luật thuế BVMT hiện hành, thời điểm tính thuế với xăng dầu là khi các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra. Như vậy, thuế BVMT đối với xăng dầu được tính trên cơ sở đầu ra và tại nơi tiêu dùng sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường và nộp vào ngân sách địa phương. Tuy nhiên, dự luật mới của Bộ Tài chính lại đề xuất thời điểm kê khai, nộp thuế BVMT với xăng dầu là khi xăng dầu được thông quan (với xăng dầu nhập khẩu) hoặc tại các nhà máy sản xuất xăng dầu trong nước trước khi đưa đi tiêu thụ. Việc thu thuế BVMT ngay từ khâu nhập khẩu hoặc khi nhà máy xuất hàng sẽ đẩy khó cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, dễ cho cơ quan thu thuế.
Điều này chưa hợp lý, bởi xu hướng thế giới là thu đầu ra (không thu đầu vào), thuế phát sinh ở đâu thu ở đó. Nếu thu ở đầu vào, sẽ thất thu thuế nếu không kiểm soát được buôn lậu xăng dầu. Như vậy, vô tình làm buôn lậu xăng tăng, để hưởng chênh lệch, làm méo mó thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời, thu thuế môi trường ở đầu vào còn làm tăng chi phí doanh nghiệp, khi doanh nghiệp phải chịu cả thuế cho phần sản phẩm tiêu hao và phải vay tiền trước để nộp thuế, chịu thêm lãi suất ngân hàng. Từ đó, các chi phí này được đưa vào giá xăng dầu, làm tăng giá xăng dầu, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích người tiêu dùng.
Việc thu thuế tại khâu nhập khẩu cũng tạo bất cập cho triển khai Luật Ngân sách Nhà nước. Vì theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015, toàn bộ số thu thuế BVMT từ xăng dầu nhập khẩu sẽ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương. Trong khi số thu thuế BVMT của xăng dầu trong nước được phân chia giữa ngân sách trung ương và địa phương. Trong vài năm tới, xăng dầu trong nước chỉ được sản xuất tại Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi) và Nghi Sơn (Thanh Hóa), như vậy sẽ phân chia số thu về các địa phương khác thế nào? Đặc biệt, khi sản phẩm xăng dầu 2 nhà máy này sẽ đáp ứng tới xấp xỉ 90% nhu cầu trong nước.
Ngoài ra, từ ngày 1/1/2018, sẽ áp dụng các tiêu chuẩn về khí thải mới, với tiêu chuẩn khí thải Euro 4 (thay mức Euro 2 hiện nay). Để thực hiện được các mục tiêu khí thải đặt ra, cần có chính sách ưu đãi thuế BVMT với từng loại xăng dầu khác nhau, để khuyến khích dùng các sản phẩm xăng dầu ít ảnh hưởng môi trường.
Theo T.S Ngô Trí Long/TPO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC