Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 21/12/2023 - 06:36
(Thanh tra) - Các thị trường, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản… phải tiếp tục xử lý hiệu quả các tồn tại, vướng mắc để phục hồi và phát triển ổn định, an toàn, minh bạch, bền vững, theo yêu cầu của Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu có giải pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong thời gian sớm nhất. Ảnh minh họa: Hương Giang
Đáng chú ý, Chính phủ giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 - 3 ngân hàng và dự án yếu kém.
Nhiều dư địa tăng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Với sự quản trị “vững tay” của Chính phủ, các chuyên gia nhận định, kinh tế vĩ mô ổn định, dòng vốn FDI khả quan… thị trường tài chính của Việt Nam thời gian tới có nhiều cơ hội thuận lợi cho nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp.
“Đương nhiên cơ hội chỉ dành cho những người biết chuẩn bị. Doanh nghiệp chuẩn bị tốt, đây là cơ hội thực sự. Còn doanh nghiệp chỉ “chống sào đứng đợi” thì cơ hội đến rồi lại đi”, TS Lê Xuân Nghĩa trao đổi với báo chí.
Phân tích cụ thể, theo chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa, kinh tế Việt Nam có triển vọng phục hồi tốt. Dự báo tăng trưởng kinh tế 2024 cao hơn năm nay, có thể đạt 6,5%, tạo tâm lý khá tốt cho thị trường.
Đặc biệt, lãi suất hiện đang ở mức rất thấp. Nếu doanh nghiệp chuẩn bị báo cáo tài chính tốt, được xếp hạng tín nhiệm, thì đây là cơ hội để phát hành trái phiếu doanh nghiệp thuận lợi. Lãi suất thấp cũng là yếu tố thuận lợi khiến kênh đầu tư chứng khoán hấp dẫn hơn.
Yếu tố quan trọng nữa là dòng vốn FDI đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, khi 11 tháng đạt gần 28,85 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó vốn thực hiện đạt 20,2 tỷ USD.
“Trước đây, họ còn phấp phỏng lo ngại về lạm phát, tỷ giá…, thì nay những lo ngại rủi ro giảm nhiều. Có thể nói, điểm mạnh nhất của thị trường tài chính Việt Nam là nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Nghĩa nhấn mạnh, các nhà đầu tư tin tưởng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Riêng về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nói, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để định hướng phát triển an toàn, lành mạnh hơn thời gian tới.
“Trong tổng thể thị trường tài chính, quy mô dư nợ trái phiếu chiếm khoảng 13%. Trong khi, ở Thái Lan khoảng 27%, Philippines 22%, Trung Quốc khoảng 25%. Rõ ràng, chúng ta còn dư địa tăng gấp đôi quy mô của thị trường này”, TS Cấn Văn Lực nhận định.
Đẩy nhanh tiến độ nâng hạng thị trường chứng khoán
Thị trường tài chính đứng trước một số thuận lợi rõ ràng, nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn thực sự.
Chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao. Áp lực điều hành tỷ giá; các yếu tố rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ, nợ công, nợ của doanh nghiệp tại Mỹ, EU, Trung Quốc và nhiều nền kinh tế lớn tiếp tục là vấn đề cần quan tâm.
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn đối mặt với thách thức về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính. Không chỉ thế, doanh nghiệp còn đối mặt với thách thức mới - các tiêu chuẩn về kinh tế xanh.
“Trước đây, miễn là hàng tốt, giá rẻ, tiếp thị tốt sẽ bán được, nay phải thêm cả các tiêu chuẩn xanh. Nếu chúng ta không chuẩn bị từ bây giờ sẽ rơi vào tình trạng như mặt hàng thép hiện nay”, TS Lê Xuân Nghĩa lưu ý, các thị trường như Ấn Độ, Bangladesh đã chuẩn bị từ vài năm trước nên vừa qua họ không bị mất đơn hàng nào, trong khi ta mất khá nhiều.
Do đó, doanh nghiệp phải đẩy mạnh cơ cấu lại, đa dạng hóa nguồn vốn, nâng cao tính thích ứng, và nhất là nhanh chóng chuyển đổi theo hướng xanh hóa và số hóa, theo chuyên gia.
Các chuyên gia nhấn mạnh cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường theo quy định pháp luật. Với thị trường bất động sản, cần tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, thủ tục cho các dự án. Đi cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong thời gian sớm nhất nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư tổ chức.
Còn thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ông Cấn Văn Lực cho rằng phải đơn giản hoá quy trình thủ tục phát hành ra công chúng. “Tổ chức phát hành phải nâng cao chất lượng của mình, theo đó, quản trị doanh nghiệp phải nâng tầm lên, hướng vào tính công khai, minh bạch và chuyên nghiệp của thị trường”.
Xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp với đơn vị phát hành cũng cần có lộ trình phù hợp hơn, nên nhận định rõ nhóm nào cần và nhóm nào không cần xếp hạng tín nhiệm.
“Ví dụ, ngân hàng thương mại không cần xếp hạng tín nhiệm vì họ phát hành mục đích rất rõ là để tăng vốn cấp hai. Thứ hai, ngân hàng được quản lý chặt chẽ các hệ số an toàn bởi Nhà nước”, ông Lực nêu. Ngoài ra, cần đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp; đa dạng hoá cơ sở nhà đầu tư; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và dữ liệu.
Theo báo cáo, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chuyển biến tích cực, tổng khối lượng trái phiếu phát hành 11 tháng đạt trên 214 nghìn tỷ đồng. Sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ từng bước phát huy hiệu quả, khi tổng giá trị giao dịch trên 107 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thị trường.
Thị trường chứng khoán duy trì hoạt động ổn định, an toàn, thực chất, hiệu quả và minh bạch hơn. Trên thị trường này cũng từng bước lập lại trật tự, kỷ cương, kỷ luật, tiếp tục củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhìn lại tình hình, vào cuối năm ngoái, thị trường chứng khoán rơi vào tình cảnh bị quan khi chỉ số VN-Index có lúc xuống dưới 900 điểm. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị tác động nặng nề, nhà đầu tư mất niềm tin. Trong khi, thị trường bất động sản “đóng băng”.
Khi đó, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt bằng những hành động cụ thể, như ban hành các nghị định cho giãn thanh toán trái phiếu doanh nghiệp, cho sử dụng các tài sản khác để thanh toán trái phiếu…
Đặc biệt, để tháo gỡ từ gốc những vấn đề của trái phiếu doanh nghiệp, Thủ tướng đã thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản. “Những hành động của Chính phủ đã phục hồi niềm tin rất lớn với thị trường, ít nhất nhà đầu tư không thấy bị bỏ rơi”, theo chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa.
Cũng với đó, Chính phủ đã cương quyết xử nghiêm một số doanh nghiệp lớn có hành vi vi phạm, đầu cơ, thao túng thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Điều này giúp các thị trường phát triển minh bạch, hiệu quả hơn, và bảo vệ nền kinh tế khỏe mạnh hơn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền