Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 01/12/2017 - 20:27
(Thanh tra) - Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, trước khi tăng giá điện đã lập một tổ công tác gồm nhiều bộ, ngành. Tất cả tác động cũng đã được tính toán hết sức kỹ lưỡng.
Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều muộn ngày 1/12, báo chí đặt câu hỏi: Từ hôm nay, Bộ Công thương tăng giá bán lẻ điện thêm 6,08%, trong khi tổng lợi nhuận vẫn lãi hơn 2.600 tỉ đồng. Tại sao lại đưa ra quyết định tăng giá?
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải nói rõ, giá điện và giá các mặt hàng thiết yếu luôn được Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, nhất là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Điều hành giá của Chính phủ hết sức quan tâm.
Với giá điện, cả vấn đề vĩ mô như điều chỉnh giá điện sẽ ảnh hưởng gì đến GDP, chỉ số giá tiêu dùng hay vi mô như ảnh hưởng thế nào đến đầu vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các mặt hàng thiết yếu khác như xi măng, sắt thép và điều hết sức quan trọng liệu ảnh hưởng như thế nào đến đi người dân được đặc biệt quan tâm.
Theo ông Hải, trong suốt 2 năm 9 tháng vừa qua, giá điện không có sự điều chỉnh, trong khi đầu để sản xuất điện tăng rất nhiều, đơn cử như than.
“Tại họp Chính phủ thường kỳ sáng nay, cả Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đều nói rất kỹ vấn đề này, tại sao lại tăng giá điện, tại sao tăng thời điểm này”, ông Hải nói.
Ngoài ra Chính phủ cũng đánh giá, ngành Điện thời gian vừa qua đã có cố gắng, nỗ lực nhất định. Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới, chỉ số tiếp cận điện nặng của 2016 Việt Nam đứng 96, năm 2017 đứng 64, tăng 32 bậc.
Ông Hải cho biết, việc tính toán tăng giá điện được làm công khai minh bạch.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, đã lập tổ công tác, ngoài Bộ Công thương còn có Bộ Tài Chính, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ nguời tiêu dùng Việt Nam, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam... để đánh giá toàn diện.
Trong đó, nguyên tắc tính toán cho chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện, không bao gồm lĩnh vực khác. Thứ 2, tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành. Thứ 3, chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, các nhà máy đã cổ phần hoá có kí hợp đồng với EVN, kể cả chi phí sản xuất điện từ các nhà máy hạch toán phụ thuộc cũng được tính toán rất kĩ. Ngoài ra, có sự kiểm toán của Công ty Kiểm toán quốc tế Deloitte.
“Qua kiểm tra chi phí kinh doanh điện năm 2016 cũng như đánh giá đầu ra, đầu vào của EVN và có sự đồng ý của Thủ tướng cũng như sự quan tâm của Chính phủ, bắt đầu từ hôm nay, tăng giá điện thêm 6,08%”, Thứ trưởng Công thương thông tin.
Ông cũng nhấn mạnh, tất cả sự biến động và ảnh hưởng của sự tăng giá đã được tính toán hết sức kỹ lưỡng từ cấp cao nhất của Chính phủ và cấp trực tiếp thực hiện như Bộ Công thương, EVN.
Tại phiên họp Chính phủ cùng ngày, Thường trực Chính phủ đã thảo luận kỹ về việc tăng giá điện. Thủ tướng cho rằng, việc tăng giá điện vừa qua chỉ làm tăng CPI 0,08% năm 2017 và 0,1% năm 2018, như vậy rất thấp.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình