Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ ba, 18/01/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Bộ Tài chính vừa có Văn bản số 15025 về kết quả kiểm tra việc sử dụng nguồn dự phòng ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do thiên tai năm 2017 gửi Thủ trướng Chính phủ, đồng thời kiến nghị thu hồi trên 134 tỷ đồng chi sai, chi chưa đúng mục tiêu và chi không hết.
Bộ Tài chính kiến nghị thu hồi 134,516 tỷ đồng chi sai, chi chưa đúng mục tiêu và sử dụng không hết. Ảnh: TQ
Báo cáo cho thấy, để khắc phục hậu quả thiên tai năm 2017, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ cho 48 địa phương 3.920,639 tỷ đồng gồm: Khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh 251,739 tỷ đồng; khắc phục hậu quả do hạn hán, xâm nhập mặn vụ Đông - Xuân 2016 - 2017 là 458,9 tỷ đồng; khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất 3.210 tỷ đồng.
Kết quả kiểm tra tại 5 địa phương Yên Bái, Sơn La, Nam Định, Quảng Ngãi và Bình Định có mức hỗ trợ lớn từ dự phòng ngân sách Trung ương năm 2017 để khắc phục hậu quả thiên tai cho thấy, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 1791 ngày 13/02/2019 báo cáo Thủ tướng Chính phủ thu hồi kinh phí đã hỗ trợ đối với các trường hợp sai đối tượng, chưa phù hợp của 3 địa phương, Yên Bái 17,8 tỷ đồng, Nam Định 26 tỷ đồng, Sơn La 45 tỷ đồng. Đến nay, Bộ Tài chính đã thu hồi số kinh phí nêu trên về ngân sách Trung ương theo quy định.
Đối với 43 địa phương còn lại, kết quả kiểm tra cho thấy, có 14 địa phương phân bổ, sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn vụ Đông - Xuân năm 2016 - 2017 không đúng mục tiêu hỗ trợ 100,345 tỷ đồng; có 2 địa phương không sử dụng hết kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ 18,269 tỷ đồng là Thái Nguyên 18,101 tỷ đồng; Hải Dương 0,168 tỷ đồng.
Về kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, có 2 địa phương phân bổ, sử dụng kinh phí không đúng mục tiêu hỗ trợ 26,3 tỷ đồng là Hà Giang 6 tỷ đồng và Ninh Bình 20,3 tỷ đồng.
Có 3 địa phương không sử dụng hết kinh phí hỗ trợ 8,355 tỷ đồng là: Hải Dương 0,484 tỷ đồng, Phú Yên 6,911 tỷ đồng, Khánh Hòa 0,96 tỷ đồng. Riêng Hải Dương đã hoàn trả ngân sách Trung ương.
Trên cơ sở ý kiến tham gia của các bộ, ngành, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi kinh phí ngân sách Trung ương đã hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai năm 2017, chi sai, chi chưa đúng mục tiêu và sử dụng không hết là 134,516 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn vụ Đông - Xuân năm 2016 - 2017 là 100,345 tỷ đồng; hỗ trợ khắc phục mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất phân bố chưa đúng mục tiêu hỗ trợ và không sử dụng hết của 4 địa phương 34,171 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và các cơ quan có liên quan đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền quy định cụ thể về dự án/công trình có tính chất đầu tư lâu dài.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tổng hợp, phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổng hợp, đề xuất hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra; phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước (bao gồm cả các khoản ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu) trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo đúng quy định của Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC