Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dừng tính lãi suất cho ngư dân bị ảnh hưởng cá chết

Thứ năm, 05/05/2016 - 10:14

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, sẽ dành 500 tỷ đồng cho vay với lãi suất ngắn hạn 6%/năm và trung dài hạn 8%/năm cho các doanh nghiệp và 1.000 tỷ đồng dành cho các cá nhân, hộ gia đình tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

Các ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại và ảnh hưởng do cá chết bất thường ở 4 tỉnh miền Trung.

Ngân hàng cũng ngừng tính lãi trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày 8/4 đối với các khoản vay theo Nghị định 67 của bà con ngư dân là chủ tàu đã hoàn thành việc đóng tàu, đưa vào khai thác, sử dụng nhưng không bán được cá đã khai thác.

Kể từ ngày 4/5, tất cả các khách hàng của Vietcombank tại khu vực miền Trung có dư nợ trung, dài hạn đang bị thiệt hại do hiện tượng thuỷ hải sản chết cũng sẽ được điều chỉnh lãi suất về mức 9%/năm.

Riêng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cam kết bằng việc giảm lãi suất cho vay ngắn và trung dài hạn, tái cơ cấu nợ, giản nỡ cho khách hàng tùy thuộc vào tình hình khó khăn và mức độ ảnh hưởng.

Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng đưa ra chính sách riêng với khách hàng ở 4 tỉnh này.

Cụ thể, với khách bị thiệt hại trực tiếp (có thủy, hải sản chết) sẽ được miễn toàn bộ lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; đồng thời cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc.

Đối với hộ bị ảnh hưởng gián tiếp (nuôi trồng, đánh bắt, thu mua, bảo quản, tạm trữ và dịch vụ liên quan khác…), ngân hàng miễn 1 tháng lãi tiền vay của dư nợ bị ảnh hưởng; đồng thời dừng thu lãi 3 tháng của dư nợ bị ảnh hưởng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc, lãi vay phù hợp.

Ngân hàng còn thực hiện ưu tiên về vốn, lãi suất đối với khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh mới. Agribank dự kiến dành nguồn vốn 500 tỷ đồng cho chương trình này với thời gian triển khai trong 3 tháng. Đồng thời ủng hộ 20 tỷ đồng và 100 tấn gạo chia sẻ khó khăn với người dân 4 địa phương trên.

Ngân hàng Chính sách xã hội đang yêu cầu chi nhánh 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế phối hợp với chính quyền địa phương nắm thiệt hại do hiện tượng thủy, hải sản chết gây ra và hướng dẫn bà con lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro theo quy định, đồng thời cho vay bổ sung để chuyển đổi ngành nghề sản xuất.

Theo Kiều Vui/Zing.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm