Theo dõi Báo Thanh tra trên
NĐ
Thứ sáu, 20/05/2022 - 22:46
(Thanh tra) - Ngày 20/5/2022, tại TP Hồ Chí Minh, Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Không tiền mặt 2022.
Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh sau Covid -19. Ảnh: NĐ
Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán, chia sẻ, 4 tháng đầu năm 2022, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) tăng 32,37% về giá trị; hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 88,42% số lượng và 139,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Mạng lưới thiết bị, điểm chấp nhận thanh toán được mở rộng, bao phủ cả nước có hơn 20 nghìn ATM và hơn 347 nghìn POS và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code.
Đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.
NHNN cũng tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều chính sách thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục, và đẩy mạnh triển khai kết nối, tích hợp thanh toán trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM trong nền kinh tế, như: Đẩy nhanh việc nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, thúc đẩy TTKDTM trên cơ sở ứng dụng công nghệ. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy TTKDTM tại Đề án Phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025 và hoạt động thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money).
Tiếp tục chỉ đạo nâng cấp, hoàn thiện, phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử; mở rộng triển khai hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Việt Nam theo hướng mở rộng sản phẩm dịch vụ và mở rộng kết nối các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ công. Triển khai thực hiện các nội dung tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN về kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong kỷ nguyên số. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Đẩy mạnh truyền thông giáo dục tài chính...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng