Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chưa bi quan về việc thu hút vốn FDI trong quý đầu năm

Chủ nhật, 04/05/2014 - 21:57

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian gần đây có dấu hiệu giảm. Các dự án chuyển giao công nghệ cũng như các vấn đề trong mua bán, sáp nhập và hợp tác công tư của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)... đang là những vấn đề được dư luận quan tâm.

Dây chuyền sản xuất quần áo xuất khẩu của một doanh nghiệp FDI. (Nguồn: TTXVN)

Để tăng cường thu hút FDI và đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% trong năm 2014, có rất nhiều giải pháp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra; trong đó, giải pháp được quan tâm hàng đầu chính là hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI.

Chưa bi quan việc thu hút FDI

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết thu hút vốn FDI trong quý 1/2014 chỉ đạt 3,3 tỷ USD, bằng 1/2 so với cùng kỳ của năm 2013. Tuy nhiên, việc so sánh đầu tư nước ngoài theo quý là không phản ánh được đúng bản chất của vấn đề. Thông thường, chúng ta so sánh thu hút đầu tư nước ngoài trong một năm hoặc một thời kỳ. Như vậy, mới nói lên được vốn đầu tư tăng hay giảm. Quý 1/2014 không có những dự án lớn như quý 1 năm trước nhưng không có nghĩa là tình hình đầu tư FDI sụt giảm mạnh so với năm 2013, Bộ trưởng lý giải.

“Dự báo, trong năm 2014, tổng mức đầu tư FDI vào Việt Nam sẽ không giảm so với 2013 và cũng có một số dự án lớn đang đàm phán để chuẩn bị ký kết trong năm 2014,” người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết một trong những mục tiêu thu hút FDI, ngoài vấn đề về vốn chúng ta cũng hướng đến việc chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc chuyển giao công nghệ trực tiếp chưa được nhiều như mong muốn. Trong số 15.000 doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thì hầu hết 100% vốn nước ngoài nên nhu cầu và điều kiện chuyển giao trực tiếp công nghệ cho một đối tác liên doanh là ít. Theo báo cáo đánh giá 20 năm thu hút FDI, việc chuyển giao công nghệ chỉ khoảng 5%.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cũng không bi quan chuyện này mà cho rằng, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam có tác động gián tiếp một cách mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cấu trúc lại một số ngành, nghề ở Việt Nam theo hướng tăng chất lượng cạnh tranh. Chính vì thế, việc đổi mới công nghệ đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh và nâng cao chất lượng công nghệ của mình. Đây cũng là một tác động rất mạnh đến doanh nghiệp trong nước trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Hoàn thiện khung khổ pháp lý

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và được các nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận. Chính điều đó được chứng minh là vốn cũng như số lượng dự án đầu tư FDI ngày càng tăng và tăng rất mạnh.

Về vấn đề tăng cường mua bán, sáp nhập và hợp tác công tư, Bộ trưởng cho biết đây là những lĩnh vực mới. Việt Nam cũng đã có những khung khổ pháp lý nhưng nằm rải rác ở một số luật khác nhau, chưa có một văn bản hoàn chỉnh. Trong thời gian tới, trong sửa đổi Luật đầu tư, dự kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đưa một mục chuyên về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp vào Luật. Đây là vấn đề rất nóng hổi, nhất là khi Việt Nam đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tái cấu trúc lại nền kinh tế thì hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh.

Đối với lĩnh vực đối tác công-tư (PPP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang được Chính phủ giao là cơ quan soạn thảo Nghị định về đối tác công-tư. Dự kiến, trong năm nay, nghị định này sẽ được ban hành. Về vấn đề này, Bộ trưởng cho rằng khi nghị định hoàn thiện, những vấn đề mấu chốt về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cũng như đối tác công-tư sẽ cải thiện được môi trường đầu tư.

Có chính sách rõ ràng giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước

Đề cập về vấn đề này, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trên thực tế, doanh nghiệp nước ngoài có những ưu đãi rõ ràng hơn, bởi nếu chúng ta muốn thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam thì chính sách cũng phải rõ ràng, minh bạch và công khai. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp trong nước cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi, thông qua các luật đang hoàn thiện. Doanh nghiệp FDI cũng có những khó khăn, rào cản khi đầu tư vào Việt Nam.

“Vì vậy, không thể nói, doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi đầu tư rất nhiều mà doanh nghiệp trong nước thì không mà thực tế cả hai bên đều có những thuận lợi,” Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, thời gian vừa qua, chúng ta chú ý nhiều đến mảng doanh nghiệp FDI bởi đây là các doanh nghiệp có những vai trò riêng. Lúc chúng ta đang thiếu hụt nguồn lực, về vốn, về kinh nghiệm, khoa học công nghệ, thu hút FDI không những mang cho Việt Nam nguồn lực mới mà còn mang lại giá trị xuất khẩu lớn.

Bộ trưởng đánh giá việc thu hút FDI không chỉ quan trọng đối với Việt Nam mà còn quan trọng đối với rất nhiều các quốc gia khác, kể cả những quốc gia đang phát triển đều phải thu hút FDI.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng nếu chúng ta không quan tâm đúng mức đến các doanh nghiệp trong nước, thì đầu tư FDI có tốt bao nhiêu thì kinh tế Việt Nam cũng không phát triển được và bị lệ thuộc. Do vậy, trong thời gian tới, một trong những động lực để đất nước phát triển chính là phải quan tâm đến những doanh nghiệp trong nước. Khối doanh nghiệp trong nước gồm có hai mảng, trong đó Việt Nam đang tập trung để tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước theo hướng thu hẹp lại các lĩnh vực hoạt động đồng thời, cổ phần hóa mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chú trọng nhiều hơn đến doanh nghiệp tư nhân bởi đây là một lực lượng lớn và đông đảo nhất, quan trọng nhất của nền kinh tế.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho hay trong soạn thảo, định hướng và phát triển kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra một trong những mục tiêu là tập trung mọi nguồn lực và có những chính sách đủ mạnh để khai thác tất cả các lợi thế về doanh nghiệp và khối dân doanh.

Doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực bậc nhất, đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam. Để phát triển khối doanh nghiệp này, tới đây Chính phủ cũng trình Quốc hội để sửa 2 luật liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, đó là Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư. Hai luật này được sửa đổi theo hướng là tháo bỏ toàn bộ những rào cản hiện nay đang cản trở sự tham gia vào thị trường cũng như thành lập và phát triển doanh nghiệp cho khối dân doanh theo hướng tất cả những ngành nghề nào mà luật pháp không cấm thì người dân và doanh nghiệp đều được tham gia. Nhà nước cũng có những chính sách đủ mạnh để doanh nghiệp trong nước tiếp cận với vốn, với nguồn lực về tài nguyên...

Trong đổi mới thể chế kinh tế Việt Nam, một trong những tư tưởng xuyên suốt là chúng ta sẽ sử dụng cơ chế thị trường để phân bổ nguồn lực và đảm bảo rằng các thành phần kinh tế đều được tiếp cận với nguồn lực là ngang nhau và bình đẳng nhau.

“Chỉ có sử dụng cơ chế thị trường thì chúng ta mới phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực của đất nước. Và đây chính là những vấn đề quan trọng nhất để đổi mới, để làm cho đất nước có một động lực để phát triển trong thời gian tới,” người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư khẳng định./.


 (TTXVN/VIETNAM+) 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm