Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bàn cách nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI

Thứ bảy, 17/05/2014 - 10:32

(Thanh tra) - Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian qua còn nhiều hạn chế cần sớm khắc phục, trong đó có những hạn chế liên quan đến các thủ tục hành chính về đầu tư - kinh doanh.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: TQ

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đặng Huy Đông tại Hội thảo “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài” do Bộ KH&ĐT phối hợp vợi Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài tổ chức ngày 16/5, tại Hà Nội.Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), sau giai đoạn thu hút được một nguồn vốn FDI lớn, đỉnh điểm là năm 2008, khoảng gần 100 tỷ USD, dòng vốn FDI có xu hướng chững lại trong mấy năm gần đây và mới chỉ có dấu hiệu phục hồi từ năm 2013.Năm 2011 vốn FDI đăng ký vào Việt Nam chỉ đạt gần 15,6 tỷ USD, giảm 21,6% so với năm 2010, tuy nhiên lượng vốn giải ngân vẫn được duy trì ở mức 11 tỷ USD, ngang bằng với năm 2010. Đến năm 2012, lượng vốn đăng ký tuy có tăng 4,8%, đạt 16,35 tỷ USD, song lượng vốn giải ngân lại sụt giảm nhẹ, chỉ đạt 10,46% tỷ USD.Tuy nhiên, năm 2013 lượng vốn đăng ký lên tới 22,35 tỷ USD, tăng 36,7% so với năm 2012; vốn giải ngân cũng tăng 9,9% đạt 11,5 tỷ USD.Mặc dù vậy, theo nhiều chuyên gia, sự hồi phục này là chưa bền vững và tốc độ tăng trưởng trong việc thu hút FDI của Việt Nam vẫn kém xa nhiều quốc gia trong khu vực. Bằng chứng là lượng vốn FDI đăng ký trong 4 tháng đầu năm 2014 sụt giảm mạnh, chỉ đạt 4,85 tỷ USD, bằng 59,1% so với cùng kỳ.  Những dự án (D.A) FDI đầu tư vào Việt Nam đa phần là nhỏ, những D.A từ 100 triệu đến 500 triệu USD chỉ chiếm 1,51%, từ 500 triệu đến 1 tỷ USD chỉ chiếm 0,19% và trên 1 tỷ USD chiếm 0,2%.Tính đến 20/4/2014, cả nước còn 16.323 D.A FDI của 101 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 237,6 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 54%; bất động sản 20,8%; nông, lâm, thủy sản 1,4%. Tính đến 20/4/2014, vốn thực hiện đạt hơn 116 tỷ USD. Vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu hút FDI. Ảnh: TQTheo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế trong việc thu hút, sử dụng vốn FDI. Đó là: Tiền đề thu hút FDI (hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghiệp hỗ trợ...) chưa tốt.Bên cạnh đó hệ thống pháp luật, chính sách chồng chéo, mâu thuẫn; thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng cam kết WTO và các điều kiện đầu tư. Một số quy định hiện hành chưa phù hợp: Chính sách ưu đãi đầu tư, vấn đề lao động và quản lý lao động nước ngoài; Quy định về mua bán và sáp nhập DN chưa rõ ràng, khó thực hiện; Chính sách về công nghiệp hỗ trợ chưa đủ hấp dẫn; Cơ chế giải quyết tranh chấp chưa rõ ràng…Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nếu chúng ta không các giải pháp hữu hiệu khắc phục những yếu kém nói trên thì việc thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn FDI sẽ không được như mong đợi. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút FDI, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, Việt Nam cần phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn về thủ tục hành chính. Đi đôi với đó là cải thiện cơ sở hạ tầng; Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Điều chỉnh quy định về công nghệ và chuyển giao công nghệ, cũng như nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật…Bên cạnh đó cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút FDI theo hướng chọn lọc các D.A có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp. Phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại...Tăng cường thu hút các D.A quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; Khuyến khích các D.A công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; Lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính; đồng thời, chú trọng đến các D.A có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương… Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm