Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 07/01/2022 - 21:40
(Thanh tra) - Đây là đề tài khoa học cấp cơ sở do ThS. Ngô Thu Trang, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) làm chủ nhiệm vừa được Hội đồng Nghiệm thu đánh giá đạt kết quả xuất sắc.
ThS. Ngô Thu Trang trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị nghiệm thu. Ảnh: TH
Theo ThS. Ngô Thu Trang, trên thế giới đã có nhiều tranh luận về việc cho công chúng tiếp cận thông tin kê khai về thu nhập, tài sản hay những quan ngại của các công chức về quyền riêng tư. Vì vậy, hệ thống công khai tài sản, thu nhập đối mặt với vấn đề phải cân đối giữa một bên là cho phép công chúng giám sát nhằm tạo điều kiện phòng, chống tham nhũng và một bên là bảo vệ quyền riêng tư của những người phải kê khai tài sản.
Trong nhiều trường hợp, những lo ngại về sự xâm phạm quyền riêng tư cũng gắn liền với lo ngại của các công chức về an toàn của cá nhân. Nhờ công khai thông tin mà hạn chế được những kẽ hở để công chức lợi dụng lạm dụng công quyền. Đó chính là cơ chế tiếp cận thông tin và kiểm soát của xã hội đối với tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Ngoài ra, vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản thu nhập cũng mở ra vấn đề về cơ chế bảo vệ, khuyến khích khen thưởng người phát hiện, phản ánh những trường hợp kê khai, giải trình về tài sản, thu nhập không trung thực để tránh khỏi các hiện tượng đe dọa, trù dập gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những người phản ánh đó. Tuy nhiên, cũng cần có cơ chế để xử lý những người lợi dụng dân chủ và quyền giám sát để vu cáo sự thật, gây rối nội bộ hoặc nhằm hạ uy tín của những người giữ chức vụ.
Pháp luật Việt Nam hiện chưa làm rõ những vấn đề này, các quy định vẫn còn tản mát trong các văn bản khác nhau hoặc chưa được xác định.
“Ở Việt Nam, hiện chưa có công trình nghiên cứu độc lập nào nghiên cứu về vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, ngừa tham nhũng để thấy được những tồn tại, hạn chế, khoảng trống cần sửa đổi, bổ sung và đưa ra biện pháp, kiến nghị điều chỉnh, đảm bảo hiệu quả hoạt động này trên thực tế. Các nghiên cứu trong nước chỉ đề cập đến vai trò xã hội trong phòng, chống tham nhũng nói chung của các chủ thể là mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên; báo chí và truyền thông Việt Nam, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; ban thanh tra nhân dân và người dân”, ThS. Ngô Thu Trang nói
Trên thế giới, một số quốc gia cũng đã nghiên cứu về vai trò của xã hội, đặc biệt là của người dân và báo chí trong phòng, chống tham nhũng nói chung và hệ thống kiểm soát tài sản, thu nhập của quốc gia đó. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng. Đa số các nước tiếp cận vai trò giám sát của người dân sau khi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập đã báo cáo, phát hiện những hành vi kê khai, giải trình về tài sản, thu nhập không trung thực. Quy định các nước cũng đề cập đến các trường hợp bảo vệ, khuyến khích, khen thưởng người phản ánh, phát hiện những dấu hiệu vi phạm của cán bộ, công chức thông qua việc kê khai tài sản và cũng đưa ra giải pháp để xử lý các trường hợp người dân lạm dụng quyền giám sát để vu cáo, gây rối và làm ảnh hưởng đến uy tín của người có chức vụ, quyền hạn.
“Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập trực diện vai trò của xã hội trong việc phòng, chống tham nhũng thông qua kiểm soát tài sản, thu nhập đặc biệt là chuyên sâu về nội dung và phương thức kiểm soát của xã hội đối với tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn. Để có cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng thông qua việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cần phải nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn vấn đề này cả ở phương diện pháp luật và thực tiễn”, ThS. Ngô Thu Trang nhấn mạnh.
Tại hội nghị nghiệm thu, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc nghiên cứu đề tài là cần thiết. Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng; đánh giá những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng nhằm chỉ ra những hạn chế, bất cập để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
“Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện thể chế về vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng, cụ thể là đề xuất, kiến nghị sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tố cáo và các văn bản có liên quan” - ông Tuyển nhấn mạnh.
Phần giải pháp của đề tài cần đi sâu 2 giải pháp: Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vai trò của xã hội trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng, trong đó đặc biệt là nội dung hoàn thiện quy định về nội dung, phương thức kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn từ phía xã hội và giải pháp; kiến nghị về tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của xã hội trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phòng, chống tham nhũng.
TS. Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Tổng hợp - Quản trị, Viện CL&KHTT đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài, các thông tin có tính trung thực và độ tin cậy cao.
TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu cũng khẳng định đây là đề tài rất khó, thể hiện sự trăn trở, say mê, tâm huyết về vấn đề nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài. Nội dung Chương I thể hiện sự hiểu biết rộng nhưng cách thể hiện còn tản mát, cần thể hiện tập trung hơn; các khái niệm cần bảo đảm tính chính xác, dễ hiểu, bao hàm 3 yếu tố: Chủ thể, làm gì và để làm gì? Đồng thời, nên cụ thể hóa các đề xuất tại chương III.
Với những kết quả đạt được, hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khu "đất vàng" tại số 254 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã bị bỏ hoang suốt cả chục năm qua, cỏ dại mọc um tùm, gây lãng phí, thất thoát, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng xử lý triệt để.
Đông Hà
16:00 21/12/2024(Thanh tra) - Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng của UBND huyện chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho thấy, trong năm 2024, trên địa bàn huyện phát hiện 1 vụ việc tham nhũng liên quan đến 2 đối tượng, xảy ra tại UBND xã Xuân Đông. Tổng số tiền tham nhũng phát hiện là 473,3 triệu đồng.
Nhật Minh
06:27 21/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
14:00 20/12/2024Hương Trà
10:58 20/12/2024Trần Kiên
08:00 20/12/2024Bùi Bình
06:00 20/12/2024Đông Hà
Thanh Giang
Kim Thành
Đông Hà
Trần Quý
Ngọc Giàu
Trần Kiên
Nhật Minh
TC
TC
Thu Huyền