Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Y tế: Tăng cường thanh tra, giám sát việc lựa chọn nhà thầu

Phương Anh

Thứ hai, 18/09/2023 - 09:05

(Thanh tra)- Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các chương trình dự án thuộc Bộ Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, theo dõi về lựa chọn nhà thầu, đặc biệt với những gói thầu, dự án có ít nhà thầu tham gia dự thầu và có tỷ lệ tiết kiệm thấp; những trường hợp một nhà thầu trúng nhiều gói thầu tại một đơn vị, một chủ đầu tư, một bên mời thầu trong thời gian dài.

Ảnh minh hoạ: PV

Lúng túng trong tổ chức đấu thầu do “sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ bị thanh tra, kiểm tra”

Bộ Y tế đã có văn bản gửi các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; các chương trình, dự án thuộc Bộ Y tế về việc chấn chỉnh, tăng cường năng lực và hiệu quả công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Bộ Y tế cho biết, trong giai đoạn 2020 - 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã tác động nghiêm trọng đến sinh mạng, sức khoẻ, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành Y tế với vai trò nòng cốt giúp Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh, được giao nhiều nhiệm vụ, trong đó phải bảo đảm cơ số thuốc, trang thiết bị và vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.

Để đáp ứng nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế và các đơn vị đã phối hợp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch, yêu cầu các bệnh viện tuyến Trung ương rà soát nhu cầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế và phương tiện phục vụ cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.

Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc đã thực hiện việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc… cơ bản theo quy định, trình tự quy trình, thủ tục mua sắm, đáp ứng cơ bản đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phục vụ công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện vẫn còn có những thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý và tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc.

Việc xây dựng và trình ban hành một số văn bản quy định về đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế còn bất cập, gây khó khăn, lúng túng cho chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu,

Theo Bộ Y tế, nguyên nhân của tình trạng này là do bất cập trong một số quy định, như: Không được mua, bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua, bán giá gói thầu được xác định từ ít nhất 3 báo giá của các nhà cung cấp khác nhau trên địa bàn tại thời điểm gần nhất, tối đa không quá 90 ngày trước ngày trình cơ quan thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đồng thời việc chưa kịp thời có giải pháp để giải quyết vướng mắc cũng dẫn đến tình trạng một số chủ đầu tư, bên mời thầu bị động, lúng túng trong việc tổ chức đấu thầu do tâm lý "sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ bị thanh tra, kiểm tra”.

Trên cơ sở thông báo Kết luận thanh tra số 2323/TB-TTCP ngày 29/12/2022 của Thanh tra Chính phủ về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch COVID-19; Báo cáo số 6071 ngày 31/7/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2023 và Văn bản số 6601 ngày 25/8/2023 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng, người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tiếp tục triển khai đầy đủ, đồng bộ các giải pháp về lựa chọn nhà thầu.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện công tác đấu thầu

Đối với việc khắc phục một số những tồn tại, hạn chế, bất cập mới phát sinh hoặc chưa được giải quyết, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị khi nhận hàng hoá nhập khẩu là trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kít xét nghiệm… từ nhà thầu phải bảo đảm đúng danh mục, chủng loại, xuất xứ hãng sản xuất, năm sản xuất, model, serial và có kèm theo tài liệu hợp pháp theo các quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu, hồ sơ mời thầu và theo hợp đồng được ký kết giữa các bên để chứng minh tính hợp lệ của hàng hoá nhập khẩu.

Rà soát, chấn chỉnh công tác lập hồ sơ mời thầu, bảo đảm tính công khai, minh bạch, tránh tình trạng đưa ra các yêu cầu, các tiêu chí mang tính chất chủ quan, không bảo đảm tính cạnh tranh dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu đã gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo yêu cầu của Bộ Y tế, việc thực hiện đấu thầu qua mạng phải bảo đảm đáp ứng cả về số lượng gói thầu và giá trị gói thầu so với lộ trình đấu thầu qua mạng được quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Về tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường, đẩy mạnh việc công khai thông tin đầy đủ, chính xác và tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trên Hệ thống e-Gp.

Tăng cường và đa dạng hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng về chính sách pháp luật vê đấu thầu lựa chọn nhà thầu (đặc biệt về đấu thầu qua mạng) để nâng cao năng lực, nghiệp vụ, chuẩn hoá chất lượng cán bộ làm công tác đấu thầu, bảo đảm có đủ trình độ, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thâu, dự án.

Đáng lưu ý, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, theo dõi về lựa chọn nhà thầu, đặc biệt với những gói thầu, dự án có ít nhà thầu tham gia dự thầu và có tỷ lệ tiết kiệm thấp; những trường hợp một nhà thầu trúng nhiều gói thầu tại một đơn vị, một chủ đầu tư, một bên mời thầu trong thời gian dài.

“Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kịp thời có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, Bộ Y tế nhấn mạnh.

Bộ Y tế cũng lưu ý các đơn vị chấn chỉnh công tác lập và gửi báo cáo thường xuyên và báo cáo đột xuất, đặc biệt là báo cáo hàng năm theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hướng dẫn cách thức thực hiện báo cáo trên hệ thống (từ đăng ký tài khoản đến phân quyền thực hiện báo cáo).

Tại văn bản này, Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hoá sản xuất trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước; chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước.

Bên cạnh đó, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện công tác đấu thầu trong phạm vi phụ trách, đặc biệt người đứng đầu những cơ quan, đơn vị nhiều năm liền có tỷ lệ tiế kiệm đấu thầu thấp, có nhiều kiến nghị, khiếu nại, tố cáo phức tạp. Tăng cường kiểm tra, giám sát và cá thể hoá trách nhiệm cá nhân, khắc phục tình trạng né tránh, không tham mưu, không đề xuất, đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên hoặc sợ trách nhiệm, không dám thực hiện…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa tự tay chỉnh sửa làm thay đổi kết quả giám định

Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa tự tay chỉnh sửa làm thay đổi kết quả giám định

(Thanh tra) - Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa (GĐYK) tỉnh Thanh Hóa thừa nhận cá nhân đã tự tay chỉnh sửa, làm thay đổi nội dung khám và kết quả giám định trong các biên bản giám định y khoa gửi đi của 29 đối tượng so với biên bản GĐYK đang lưu trong hồ sơ giám định.

Văn Thanh

20:44 30/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm