Qua đó, đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của TTCP và ngành Thanh tra, tăng cường vai trò, vị thế đối ngoại của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Hoạt động đối ngoại tuân thủ đúng quy định

Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy nhấn mạnh: Trong năm 2023, công tác đối ngoại của TTCP tiếp tục được duy trì nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm được Đảng và Nhà nước giao.

Đặc biệt, TTCP đã hoàn thành kế hoạch đối ngoại năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một mặt, vẫn cơ bản đảm bảo sự tham gia trực tiếp hoặc trực tuyến các diễn đàn hợp tác đa phương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên trong các cơ chế hợp tác mà TTCP là thành viên hoặc tham gia với tư cách là đại diện của Chính phủ Việt Nam. Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đối tác song phương để thống nhất thời điểm triển khai các hoạt động hợp tác trực tiếp theo các bản ghi nhớ hợp tác giữa TTCP với các cơ quan đối tác và theo kế hoạch đã đề ra.

“Trong quá trình tổ chức các hoạt động đối ngoại, từ giai đoạn xây dựng, phê duyệt đến tổ chức thực hiện kế hoạch, TTCP luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của Đảng và Nhà nước; không để xảy ra trường hợp vi phạm nào. Đồng thời, chúng ta luôn duy trì quan hệ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Ngoại giao, các cơ quan có liên quan của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Các hoạt động hợp tác đã triển khai đều đạt được các mục đích, yêu cầu đã đề ra, góp phần củng cố, làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong và ngoài khu vực”, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy chia sẻ.

Ngoài ra, hoạt động đối ngoại của TTCP còn hướng tới việc học tập, nghiên cứu kinh nghiệm, thực tiễn tốt của cộng đồng quốc tế, qua đó góp phần đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của TTCP.

“Đặc biệt, một điều quan trọng nữa là thông qua các hoạt động đối ngoại, chúng ta đã trao đổi, cung cấp thông tin về những hoạt động trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN của Việt Nam”, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy đón tiếp Đoàn Thanh tra Campuchia sang học tập và chia sẻ kinh nghiệm về công tác thanh tra tại Việt Nam. Ảnh: TH 

Hợp tác chuyên ngành được tiếp tục quan tâm thực hiện                                                                                

Theo Phó Tổng Thanh tra, các hoạt động hợp tác, hội nhập chuyên ngành của TTCP với các đối tác nước ngoài cũng được quan tâm thực hiện.

Nổi bật nhất chính là việc hợp tác trong công tác PCTN, TTCP với vai trò là cơ quan chủ trì, điều phối việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC).

Trong năm 2023, TTCP đã tham gia nhiều hoạt động trong việc thực thi UNCAC như: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo kết quả đánh giá việc thực thi UNCAC; tham dự trực tiếp Cuộc họp Nhóm đánh giá thực thi UNCAC lần thứ 14 và Cuộc họp Nhóm Công tác Liên Chính phủ về phòng ngừa tham nhũng lần thứ 14 tại Áo; tham dự trực tuyến các cuộc họp của các nhóm công tác trong khuôn khổ UNCAC; tổ chức đoàn công tác liên ngành tham dự Hội nghị Các quốc gia thành viên UNCAC (COSP) lần thứ 10 từ ngày 9-17/12/2023 tại Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, TTCP thực hiện đầy đủ nghĩa vụ là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong Nhóm Công tác về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch APEC (ACTWG).

Trong khuôn khổ bản ghi nhớ hợp tác đa phương giữa các cơ quan PCTN ASEAN (ASEAN-PAC), TTCP đã tổ chức đoàn công tác tham dự Cuộc họp Ban Thư ký ASEAN-PAC 19 tại Campuchia từ ngày 16-17/8/2023; tham dự Hội thảo Tăng cường năng lực ASEAN-PAC 2023 từ ngày 30/5/2023-1/6/2023 tại Indonesia; tham dự Hội nghị ASEAN-PAC lần thứ 19 tại Lào từ ngày 28/11-1/12/2023.

Ngoài ra, tổ chức đoàn công tác TTCP tham dự Hội nghị Khu vực lần thứ 11 của Sáng kiến ACI do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) đồng tổ chức từ ngày 9-11/5/2023 tại Philippines.

Cũng trong năm 2023, nhằm tăng cường hơn nữa các thỏa thuận hợp tác về PCTN, TTCP đã đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn quốc tế và khu vực như: Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Quan hệ với Quốc hội - Thượng viện và Thanh tra Campuchia sang thăm và ký thỏa thuận hợp tác với TTCP Việt Nam (ngày 25-27/5/2023); đón tiếp Đoàn Cán bộ cấp vụ Thanh tra Nhà nước Lào tham dự khóa tập huấn nghiệp vụ nâng cao (ngày 16-30/7/2023); đón Phó Giám đốc Cơ quan PCTN Cộng hòa Pháp (AFA) sang ký bản ghi nhớ hợp tác (sửa đổi) và phối hợp tổ chức hội thảo tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về PCTN (ngày 24-25/10/2023); đón Đoàn Cán bộ Bộ Quan hệ với Quốc hội - Thượng viện và Thanh tra Campuchia sang làm việc, trao đổi nghiệp vụ nâng cao từ ngày 3-18/12/2023.

Cùng với đó, TTCP tổ chức nhiều đoàn ra trong khuôn khổ hợp tác với các cơ quan đối tác song phương…

Đặc biệt, trong năm 2023, TTCP đã ký 2 thỏa thuận quốc tế là bản ghi nhớ hợp tác với BộQuan hệvới Quốc hội - Thượng viện và Thanh tra Campuchia và bản ghi nhớ hợp tác với Cơ quan PCTN Cộng hoà Pháp nhằm tăng cường hơn nữa trong công tác thanh tra và PCTN giữa các bên.

Chúng ta cũng tham gia ký Văn bản "Các nguyên tắc cấp cao xây dựng liêm chính Vành đai và Con đường" do Trung Quốc đề xuất ngày 14/11/2023…

Chủ động trao đổi, cung cấp thông tin tích cực về ngành Thanh tra cho thế giới

Dự báo tình hình trong thời gian tới, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy cho rằng, trong năm 2024, việc triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế theo phương thức trực tiếp sẽ bình thường trở lại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế của TTCP theo kế hoạch.

leftcenterrightdel
 TTCP Việt Nam đã ký bản ghi nhớ hợp tác với Cơ quan PCTN Cộng hòa Pháp. Ảnh: TH

Do đó, năm 2024, TTCP tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nội dung hợp tác song phương theo thỏa thuận đã ký kết; tiếp tục thực hiện tốt các cam kết, nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ các diễn đàn, cơ chế hợp tác đa phương mà TTCP là thành viên hoặc là đại diện của Việt Nam tham gia với tư cách thành viên; tranh thủ các nguồn lực của nước ngoài để đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ ngành Thanh tra.

“Qua đó, sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới; chủ động trao đổi, cung cấp thông tin tích cực cho thế giới về hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN của Việt Nam”, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, theo Phó Tổng Thanh tra, cần tiếp tục triển khai tổ chức tốt các đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 được Thủ tướng phê duyệt; tiếp tục hỗ trợ các cơ quan thanh tra địa phương tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn ở nước ngoài; thiết lập quan hê hợp tác với đối tác của TTCP, qua đó phát huy hơn nữa hiệu quả của các thỏa thuận hợp tác song phương đã ký kết.

Phó Tổng Thanh tra cũng nhấn mạnh: Chúng ta cần tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực thi có hiệu quả các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ UNCAC; hoàn thành báo cáo kết quả đánh giá thực thi UNCAC của Việt Nam trong Chu trình Đánh giá thứ 2, kết thúc quá trình đánh giá đối với Việt Nam; chủ động nghiên cứu nội dung, khuyến nghị của các chuyên gia quốc tế để tham mưu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các giải pháp PCTN, gắn với triển khai Luật PCTN năm 2018.

Tham dự tích cực, hiệu quả và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thành viên đối với các cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực về thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN mà Chính phủ Việt Nam hoặc TTCP là thành viên.

Cử các đoàn tham dự các hội nghị quốc tế, hội thảo đào tạo, tập huấn về thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN nhằm tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn tốt và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức của TTCP và ngành Thanh tra.

“Tiếp tục phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế triển khai các hoạt động hợp tác về PCTN, trong đó có tổ chức hội thảo chuyên đề, các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PCTN”, Phó Tổng Thanh tra nói.

Thái Hải