Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 05/01/2024 - 16:26
(Thanh tra)- Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành này Quy chế Tiếp công dân trực tuyến và Mô hình thí điểm tiếp công dân trực tuyến của TTCP.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong tại một buổi tiếp dân định kỳ. Ảnh: TH
Quy chế này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi tham gia tiếp công dân trực tuyến do TTCP chủ trì; người khiếu nại (KN), kiến nghị, phản ánh (KNPA); người tham gia tiếp công dân tại các điểm cầu trực tuyến.
Việc tổ chức tiếp công dân trực tuyến phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiếp công dân và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đồng thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người KN, KNPA; người tiếp công dân và người tham gia tiếp công dân; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật.
Tiếp công dân trực tuyến phải đảm bảo sự tham gia của các thành phần tham gia tiếp công dân vào cùng một thời điểm, các điểm cầu phải đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ, đường truyền và phải tuân thủ tất cả trình tự, thủ tục của buổi tiếp bằng lời nói, hình ảnh và âm thanh, trực tuyến, liên tục.
Tăng cường sự phối hợp giữa Ban Tiếp công dân Trung ương với Trung tâm Thông tin và các cục, vụ, đơn vị có liên quan thuộc TTCP trong việc chuẩn bị, điều phối, vận hành hệ thống phục vụ buổi tiếp công dân trực tuyến.
Theo quy chế, vụ việc tiếp công dân trực tuyến bao gồm: Vụ việc KN, KNPA đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết nhưng trong quá trình thực hiện gặp khó khăn, vựớng mắc, công dân vẫn tiếp tục KN, KNPA, có nguy cơ gây mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội; vụ việc KN, KNPA đã được cơ quan hành chính giải quyết đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực pháp luật nhưng công dân vẫn tiếp tục KN, KNPA vượt cấp, có nguy cơ gây mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
Các vụ việc KN, KNPA liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều địa phương hoặc tại các vùng, địa bàn miền núi đi lại khó khăn gây lãng phí, tốn kém cho cá nhân, tổ chức; các đoàn công dân KN, KNPA đông người phức tạp, kéo dài nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy quy định của pháp luật vuợt cấp lên Trung ương; các đoàn công dân KN, KNPA đông người phức tạp, các vụ việc KN, KNPA, kéo dài đã được giải quyết hết thẩm quyền nhưng có những nội dung cần xin ý kiến tham gia cúa các cơ quan có liên quan.
Ngoài ra, các vụ việc lựa chọn để tổ chức tiếp công dân trực tuyến phải được sự đồng ý của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Quy chế cũng yêu cầu, trước khi diễn ra các buổi tiếp công dân trực tuyến phải lựa chọn điểm cầu trung tâm và điểm cầu đại biểu để tổ chức tiếp công dân, thông báo cho người KN, KNPA; các cơ quan tham gia tiếp công dân; chuẩn bị hệ thống, thiết lập các điểm cầu tham gia, kiểm thử và tổng duyệt.
Về địa điểm tiếp công dân trực tuyến: Trụ sở Tiếp công dân Trung ương là địa điểm chính tổ chức tiếp công dân trực tuyến đối với các vụ việc đông người, phức tạp, vượt cấp lên Trung ương, cần sự phối hợp của các cơ quan Trung ương và địa phuơng. Tổ chức tiếp công dân định kỳ, đột xuất của lãnh đạo TTCP.
Trụ sở tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị, địa phương là địa điểm tiếp công dân trực tuyến đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị, địa phương nhưng cần sự phối hợp của TTCP hoặc các cơ quan có liên quan khác. Tổ chức tiếp công dân định kỳ, đột xuất của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương.
Quy trình tổ chức tiếp công dân trực tuyến thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2021/TT-TTCP của TTCP quy định quy trình tiếp công dân và một số nội dung như: Tiếp công dân của lãnh đạo TTCP, Ban Tiếp công dân Trung ương chuẩn bị kế hoạch, kịch bản; tham mưu, lựa chọn vụ việc, hồ sơ, nội dung buổi tiếp; báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo TTCP ít nhất trước 5 ngày diễn ra buổi tiếp. Chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị, đường truyền cho điểm cầu trung tâm; đảm bảo kết nối thông suốt với điểm cầu Trụ sở TTCP và các điểm cầu đại biểu tham gia (kiểm tra thử trước 1 ngày và trước 2 giờ diễn ra buổi tiếp).
Văn phòng, TTCP chuẩn bị phòng họp, cơ sở vật chất cần thiết; phối hợp Ban Tiếp công dân Trung ương phát hành giấy mời (thông tin buổi tiếp, hướng dẫn, cung cấp thông tin đăng nhập hệ thống, thời gian kiểm thử, tổng duyệt, thời gian buối tiếp, số lượng, danh sách các điểm cầu tham gia; yêu cầu các điểm cầu phối hợp thiết lập phòng họp), đối với những vụ việc do lãnh đạo TTCP chủ trì (thông tin trước 3 ngày).
Trung tâm Thông tin chuẩn bị trang thiết bị, đường truyền tại TTCP đảm bảo kết nối thông suốt với điểm cầu Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đối với những vụ việc do lãnh đạo TTCP chủ trì (kiểm thử trước 1 ngày và trước 2 giờ diễn ra buổi tiếp).
Điểm cầu Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là điểm cầu trung tâm được cài đặt phần mềm nền tảng dùng chung của Bộ Thông tin và Truyền thông; các điểm cầu đại biểu TTCP (đối với các vụ việc do lãnh đạo TTCP chủ trì), điểm cầu UBND cấp tỉnh (nơi có vụ việc KN, KNPA) và điểm cầu của các Bộ, ngành tham gia (nếu có) kết nối với điểm cầu Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại TP Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh.
Quy trình lưu trữ dữ liệu tiếp công dân trực tuyến: Dữ liệu các tuổi tiếp công dân trực tuyến bao gồm hình ảnh và âm thanh được lưu trữ tại máy tính của điểm cầu trung tâm, để phục vụ khai thác, sử dụng khi cần thiết.
Cán bộ phụ trách kỹ thuật tại điểm cầu chính thực hiện thao tác lưu trữ dữ liệu trên phần mềm nền tảng dùng chung được cài đặt tại máy tính của điểm cầu trung tâm. Các điểm cầu đại biểu cũng có thể lưu trữ dữ liệu theo phương pháp của điểm cầu trung tâm.
Dữ liệu các buổi tiếp dân trực tuyến có thể được sao lưu vào ổ cứng và đĩa CD để bảo quản, sử dụng lâu dài. Trong tương lai, chuyển đổi mô hình tiếp công dân trực tuyến chuyên dụng, sẽ đề xuất giải pháp lưu trữ sử dụng cơ sở dữ liệu cloud của Bộ Thông tin và Truyên thông cung cấp.
Quy chế cũng nêu, Ban Tiếp công dân Trung ương chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế và Trung tâm Thông tin xây dựng quy định về phương pháp, cách thức tổ chức, phối hợp thực hiện quy trình tiếp công dân trực tuyến của TTCP; chủ trì, phối hợp Trung tâm Thông tin hướng dẫn các Trụ sở Tiếp công dân của các bộ, ngành và UBND các tỉnh/thành phố trong quá trình triển khai thực hiện tiếp công dân trực tuyến;
Phối hợp các điểm cầu tại Bộ, ngành; UBND các tỉnh/thành phố, đảm bảo cơ sở hạ tầng, hệ thống kết nối thông suốt để truyền tải hình ảnh, âm thanh giữa các điểm cầu khi tham gia tiếp công dân trực tuyến;
Phối hợp với với Trung tâm Thông tin quản lý, vận hành điểm cầu tiếp công dân trực tuyến tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và UBND các tỉnh/thành phố, tổ chức tiếp công dân trực tuyến đối với các vụ việc đông người, phức tạp, vượt cấp lên Trung ương.
Chuẩn bị nội dung kịch bản, kế hoạch tổ chức các buổi tiếp công dân trực tuyến của lãnh đạo TTCP hoặc của Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, bố trí cán bộ tiếp công dân trực tuyến khi được các cơ quan, đơn vị mời tham gia.
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng, Trung tâm Thông tin tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tổ chức tiếp công dân trực tuyến; tổng kết, đánh giá, triển khai mô hình tiếp công dân trực tuyến hàng năm báo cáo Tổng Thanh tra.
Trung tâm Thông tin chủ trì, phối hợp với Văn phòng trình lãnh đạo TTCP phê duyệt phương án thuê đường truyền Internet kết nối riêng cho Trụ sở TTCP, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; bổ sung trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tiếp công dân trực tuyến (nếu cần thiết).
Văn phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tiếp công dân Trung ương và Trung tâm Thông tin trong việc duy trì đường truyền kết nối Internet, bổ sung trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tiếp công dân trực tuyến (nếu cần thiết).
Chủ trì và phối hợp với Ban Tiếp công dân Trung ương trong công tác chuẩn bị đảm bảo cơ sở hạ tầng phòng tiếp công dân trực tuyến
Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về mô hình và quy chế tiếp công dân trực tuyến; đưa tin, viết bài về các buổi tiếp công dân trực tuyến của lãnh đạo TTCP.
Các cơ quan tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể áp dụng quy chế này hoặc cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo quy định của pháp luật và của TTCP về tiếp công dân…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật.
Hải Hà
16:27 20/11/2024(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, khi bàn về Luật Giáo dục, nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Thúy Hằng
14:06 20/11/2024Kim Thành
22:23 19/11/2024Thu Huyền
Phương Hiếu
Ngọc Phó
N. Phê - L. Bình
Hoàng Nam
LA
Hương Giang
TK
Phương Anh