Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 18/12/2013 - 14:47
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt nêu: Tại sao công trình xong rồi mà không quyết toán được? Phải xem lại trách nhiệm của chúng ta, mà trách nhiệm chủ yếu là chủ quan. Tiền ngân sách không có, doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư mà tại sao vẫn thờ ơ?
Người dân đang "khát" nước sạch và mong chờ các công trình nước sạch đưa vào sử dụng hiệu quả. Ảnh: Thảo Nguyên
Sáng nay (18/12), Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2009 - 2013, triển khai kế hoạch đến 2015.
Rất hạn chế
Theo quyết định của TP Hà Nội, mục tiêu chương trình đến hết năm 2015 phải có 100% số hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó phấn đấu 60% sân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, số lượng 100 lít/người/ngày. Tuy nhiên, đến nay so với mục tiêu đặt ra, kết quả đạt được và kinh phí đầu tư chương trình còn ở mức rất hạn chế.
Kết quả Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho thấy, mới có khoảng 3.869.252 người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, tăng 749.525 người so với năm 2009, trong đó mới 35,26% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt Quy chuẩn Việt Nam 02/BYT. Cùng với đó, mới có 1.030.250 hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu chiếm tỷ lệ 98,1%, trong đó 811.140 hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ ính chiếm tỷ lệ 77,16%.
Các mô hình quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch tập trung cũng bộc lộ nhiều tồn tại như: Trình độ nhân công quản lý vận hành thiếu chuyên môn, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra tại chỗ, xử lý sự cố còn nghèo nàn. Giá tiêu thụ nước chưa được tính đúng, tính đủ.
Đặc biệt, việc khôi phục, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các công trình cấp nước tập trung đầu tư dở dang đang “đắp chiếu”… chậm. Một trong những nguyên nhân chính là do thủ tục đầu tư, định giá xác định trị giá tài sản còn lại đến nay vẫn chưa xong để bàn giao cho các doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đào Duy Tâm cho biết, quá trình thực hiện chương trình có nhiều khó khăn, vướng mắc. Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong quá tình triển khai thực hiện chương trình chưa đồng bộ nên việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra còn chậm. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình rất hạn chế. Trong 5 năm mới đầu tư được 115,6 tỷ đồng, đạt khoảng 16% so với kế hoạch. “Năm 2014 không được ghi vốn thực hiện. Mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra nếu không được ghi vốn thì khó đạt được. Không biết năm 2015 có được ghi vốn không?”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn băn khoăn.
Trách nhiệm chủ yếu là chủ quan
Ông Chung, đại diện Công ty Nước sạch THT (thực hiện Dự án Nước sạch ở xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất) cho biết, vướng mắc lớn nhất của công ty là việc định giá tài sản còn lại khi bàn giao công trình giữa chủ đầu tư cũ sang chủ đầu tư mới. Các thủ tục về đầu tư, ưu đãi đầu tư, công ty cũng chưa nhận được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. “Doanh nghiệp đầu tư vào các công trình cấp nước tập trung dở dang, không hoạt động thì được ưu đãi, hợ trợ như thế nào? Các sở, ban, ngành sớm có hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp để quyết toán được tài sản còn lại càng sớm càng tốt. Đây là cơ sở để doanh nghiệp làm thủ tục đầu tư mới, cũng như chủ động vốn”, ông Chung đề xuất.
Đồng ý kiến, đại diện Công ty Ngọc Hải (thực hiện Dự án Nước sạch tại các huyện Quốc Oai, Gia Lâm) cho biết: Công ty tiếp nhận đầu tư tiếp 2 công trình cấp nước đang nằm “đắp chiếu” không hoạt động nhưng đến nay thủ tục cấp đất, chuyển chủ đầu tư cũ sang chủ đầu tư mới vẫn chưa xong khiến doanh nghiệp không dám đầu tư, mà chỉ thực hiện chức năng… bảo vệ. “Không xác định được giá trị tài sản còn lại, không thực hiện xong thủ tục đầu tư, không được cấp đất, chúng tôi cũng không vay được vốn”.
Ông Dương Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm lý giải: Huyện cũng đã mời các sở liên quan để định giá giá trị tài sản còn lại nhưng rất khó, chưa thống nhất được do đường ống nước đa phần nằm chìm dưới đất. Nếu tính theo thời gian khấu hao công trình cũng khó do nhà đầu tư bảo giá thấp, nhưng cơ quan Nhà nước thì bảo giá trị lớn hơn. “Chúng tôi cũng đang rất khó khăn, đề nghị UBND TP có hướng dẫn cụ thể”.
Trước kết quả thực hiện chương trình thấp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt đặt một loạt câu hỏi: Nhân dân rất mong muốn, doanh nghiệp cũng rất hăng hái, tại sao kết quả chỉ như vậy? Tại sao các tỉnh khác làm tốt như vậy mà Hà Nội vẫn loay hoay? Tại sao công trình xong rồi mà không quyết toán được? “Phải xem lại trách nhiệm của chúng ta, mà trách nhiệm chủ yếu là chủ quan. Tiền ngân sách không có, doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư mà tại sao vẫn thờ ơ” - Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.
Hoan nghênh, biểu dương các doanh nghiệp, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, sẽ ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư đối với thực hiện công trình nước sách và vệ sinh môi trường để thực hiện có hiệu lực từ ngày 1/1/2014; đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình nước sạch nông thôn nhất là đầu tư đường ống đến tận các hộ dân.
Phó Chủ tịch UBND Trần Xuân Việt yêu cầu UBND các huyện, phải kiểm tra lại thủ tục, quyết toán công trình còn lại, nếu không làm được thì phải thuê tư vấn. “Có công trình nằm cả chục năm, không nghĩ làm sao có nước sạch cho nhân dân. Bây giờ thì sao phải cân nhắc đong đếm từng chút một, gây khó khăn thủ tục”.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tập trung đầu tư các dự án cấp nước sạch do Sở đang triển khai; sớm ban hành quy chế quản lý, vận hành các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn để thống nhất mô hình, phương thức quản lý sau đầu tư. Các ban, ngành bố trí vốn đầu tư, tháo gỡ khó khăn giao đất cho các doanh nghiệp.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Bùi Bình
20:04 13/12/2024T.T
17:00 13/12/2024TC
13:00 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà