Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 03/08/2023 - 21:00
(Thanh tra) - Nhiều doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đề nghị tháo gỡ vướng mắc pháp lý; điều chỉnh điều kiện cho vay để tiếp cận vốn.
Ông Lê Tự Minh, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư IMG. Ảnh: N.Bắc
Chiều ngày 3/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 11/3/2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.
Không hình sự hóa quan hệ kinh tế
Gửi lời cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng đã lắng nghe, thấu hiểu và chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Nova (Novaland) Bùi Thành Nhơn nói, Nghị quyết 33 là nguồn “oxy quý báu”, giúp cộng đồng doanh nghiệp không rơi vào bất ổn.
Với các dự án của Novaland, theo ông Nhơn, căn bản đã có hướng giải quyết cụ thể và đang được các đại phương tập trung tháo gỡ. “Doanh nghiệp luôn ý thức được trách nhiệm của mình cố gắng bật lên, để góp phần phát triển đất nước”, ông Nhơn nói.
Với tinh thần đó, Chủ tịch Novaland kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tháo gỡ triệt để các vướng mắc pháp lý cho các dự án trên cả nước.
Không hình sự hoá kinh tế trên cơ sở ban hành các văn bản pháp lý. Bảo vệ quyền tài sản của doanh nghiệp tư nhân và quyền lợi ích của doanh nhân theo quy định của pháp luật, ông Nhơn kiến nghị.
Ông cũng kiến nghị, có chính sách khuyến khích hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trực tiếp làm hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội tại các dự án ở những vùng khó khăn, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, đô thị xanh giúp giảm phát thải…
Là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu lĩnh vực bất động sản du lịch, Chủ tịch Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường cho hay, Nghị quyết 33 ra đời, đi vào cuộc sống đã tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc, rút ngắn rất nhiều các thủ tục hành chính…
Nêu các kiến nghị, ông Trường đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường phân cấp thẩm quyền hơn nữa hoặc kiến nghị Quốc hội phân cấp thẩm quyền đối với các lĩnh vực, thí điểm ở một số địa phương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng trong lĩnh vực xây dựng; phân cấp thẩm quyền về thiết kế cơ sở, điều chỉnh quy hoạch cục bộ…
Không chỉ khó tiếp cận vốn, doanh nghiệp gặp khó nhất là vướng mắc pháp lý
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Corp phản ánh quy trình thủ tục để dự án được cấp giấy phép xây dựng chưa đảm bảo vì nhiều nguyên nhân. Ông đề nghị các cơ quan có giải pháp hỗ trợ.
Dự án phát triển đến được giai đoạn có giấy phép xây dựng để thi công mới tạo ra công ăn việc làm, tạo ra đơn đặt hàng cho hàng trăm ngành nghề liên quan, ông Trung giải thích.
Vấn đề nữa, theo ông Trung, doanh nghiệp đang khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng để thực dự án. Ông kiến nghị, ngân hàng điều chỉnh điều kiện cho vay linh hoạt theo từng giai đoạn như dự án có chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thể được phép tiếp cận vốn vay.
Ông Lê Tự Minh, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư IMG nói, hiện lãi suất trung hạn ở Việt Nam cao, 5-6 tháng trước khoảng 12-14%, nên các doanh nghiệp không muốn vay, không dám vay và khách hàng mất niềm tin vào thị trường bất động sản.
Do đó, ông Minh kiến nghị hạ lãi suất trung hạn xoay quanh 8,5% cộng trừ như 2 năm trước; quy định biên độ 12 tháng dưới 3%. “Biên độ trên 3% của 12 tháng thì các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn”, ông Minh nói.
Đặc biệt, ông Minh đề nghị tháo gỡ vướng mắc pháp lý và xử lý hành chính. Bởi, pháp lý có sự chồng chéo, cùng 1 vấn đề, 1 quy định nhưng nhiều cách hiểu, cấp thực thi chủ yếu ở đại phương không thực hiện và không dám làm.
“Lệ làng” ở nhiều nơi rất to, cán bộ không làm cũng không sao và các doanh nghiệp rất cơ cực, theo Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư IMG.
Ông Minh chia sẻ, ở doanh nghiệp, giao việc kèm deadline, cán bộ sai deadline mà không có lý do chính đáng, không được cấp trên đồng ý điều chỉnh thì sẽ bị phạt hoặc chuyển công tác.
“Chúng ta hiểu rõ, thất thoát do chậm trễ tiến độ lớn hơn thất thoát do tham ô”, ông Minh đề nghị, có quy định rõ ràng trách nhiệm của các cấp, quy định rõ: nội dung hoàn thành, thời gian hoàn thành, trách nhiệm nếu để quá hạn. Cạnh đó, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý để cán bộ yên tâm làm việc.
Tăng tổng cầu, hỗ trợ doanh nghiệp làm nhà ở “giá vừa túi tiền”
Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam gửi đến hội nghị cho hay, nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất. Nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện…
Thêm nữa, việc tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp bất động sản vẫn không dễ dàng, chủ yếu do lãi suất cao, pháp lý dự án và niềm tin thanh khoản thị trường.
“Hạ, giảm lãi suất 0,5-2% trong thời gian qua là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ và hệ thống ngân hàng. Song nếu rút ngắn thời gian dự án có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản lãi suất lên tới 12-15% chi phí vốn”, báo cáo nêu.
Đáng lưu ý, tổng cầu sụt giảm mạnh ở hầu hết các phân khúc, nhất là nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và đất nền. Niềm tin thị trường suy giảm mạnh.
Theo khảo sát sơ bộ của hiệp hội, có đến 2/3 số doanh nghiệp gần như không có hoạt động phát triển dự án mới trong 1 năm qua. Doanh nghiệp môi giới bất động sản cắt giảm khoảng khoảng 50-70% nhân sự. Đa số các nhà đầu tư không xuống tiền vào thị trường bất động sản trong giai đoạn vừa qua.
Hiệp hội này cho rằng, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần tăng tổng cầu và tạo nguồn cung chủ lực cho thị trường bất động sản.
Cần có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng… để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp lớn, uy tín triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại “giá vừa túi tiền”, theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Đưa ra giải pháp trước mắt, hiệp hội này đề nghị tiếp tục đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%; gói tín dụng 120.000 tỷ đồng; xem xét áp dụng mức giảm 70% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại vừa túi tiền.
Cạnh đó, tiếp tục giảm tiền thuê đất, ưu đãi tiền thuê đất, giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại - đặc biệt là các dự án nhà ở thương mại “giá vừa túi tiền”, kéo dài thời gian cho phép các nhà đầu tư chậm nộp tiền ký quỹ...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đầu cơ, "tạo giá ảo", "thổi giá", khan hiếm nguồn cung… được cho là những nguyên nhân chính dẫn đến thị trường bất động sản (BĐS) tăng chóng mặt trong thời gian qua, tuy nhiên, giải pháp nào “hạ nhiệt” giá nhà đất vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Trần Quý
13:17 22/11/2024(Thanh tra) - Với vị trí chiến lược tại trung tâm mới The Global City, Masteri Grand View đang là tâm điểm của thị trường bất động sản TPHCM, nơi giao thoa tiện ích và hạ tầng hiện đại, mang lại giá trị bền vững cho cư dân và nhà đầu tư.
Hương Giang
12:17 21/11/2024Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh