Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/03/2016 - 09:25
(Thanh tra)- Sau khi ký hợp đồng thuê đất bãi ven sông với UBND TP Hà Nội, Cty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Đức Mạnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào san lấp mặt bằng làm bãi trung chuyển, tập kết vật liệu xây dựng. Hợp đồng ký chưa bao lâu thì đơn vị này nhận được thông báo thu hồi đất của UBND huyện Đông Anh để phục vụ một dự án của doanh nghiệp khác!
Toàn bộ khu tập kết vật liệu xây dựng của Cty Đức Mạnh vừa đầu tư hàng chục tỷ đồng sẽ bị thu hồi khi vừa đưa vào kinh doanh. Ảnh minh họa: Đức Tôn
“Chết đứng” với thông báo thu hồi đất
Ngày 1/6/2015, đại diện cho UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Lễ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi Trường ký hợp đồng cho thuê đất với Cty Đức Mạnh. Theo đó, Cty Đức Mạnh được thuê 10.538m2 đất bãi ven sông tại thôn Du Ngoại, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Mục đích dùng để làm bãi trung chuyển vật liệu xây dựng.
Ngay sau khi ký kết được hợp đồng thuê đất, Cty Đức Mạnh đã huy động tài chính để san lấp mặt bằng. Vài tháng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản thì Cty mới bắt đầu đi vào kinh doanh.
Trớ trêu thay, đến ngày 30/11/2015, tức chỉ sau gần 6 tháng kể từ với ngày ký hợp đồng thuê đất, Cty Đức Mạnh nhận được Thông báo thu hồi đất số 1743/TB-UBND của UBND huyện Đông Anh về việc thu hồi toàn bộ diện tích đất mà Cty đang thuê để thực hiện dự án khu nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao Hoa Lâm Viên (D.A Hoa Lâm Viên)!
Cần phải nói thêm rằng, tại thời điểm ngày 25/1/2014, UBND TP Hà Nội có Văn bản số 759/UBND-KH&Đ chấp thuận chỉ định Cty Bình Phát nghiên cứu lập và triển khai thực hiện D.A Hoa Lâm Viên. Không hiểu vì lý do gì, ngày 3/7/2014, UBND TP Hà Nội vẫn ra Quyết định số 3612/QĐ-UBND về việc thu hồi 10.538 m2 đất tại thôn Du Ngoại, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh cho Cty Đức Mạnh thuê và hai bên sau đó ký kết hợp đồng thuê đất.
Bà Đinh Thị Lượng, Giám đốc Cty Đức Mạnh nói: “Cty chúng tôi làm hợp đồng thuê đất với UBND TP Hà Nội từ 1/6 thì đến 30/11/2015, UBND huyện Đông Anh ra thông báo thu hồi đất để triển khai dự án. Việc thu hồi đất không phải vì mục đích an ninh, quốc phòng, phục vụ lợi ích quốc gia mà lại được giao cho một Cty tư nhân khác để triển khai, đi ngược với các điều khoản trong hợp đồng chúng tôi đã ký”.
Cũng theo bà Đinh Thị Lượng, “ngay sau khi ký hợp đồng, Cty chúng tôi đã tiến hành san lấp mặt bằng, tôn tạo mất rất nhiều thời gian, công sức, do địa hình có nhiều vũng sâu, việc đầu tư tốn nhiều kinh phí nên Cty đã phải vay vốn ngân hàng hơn 10 tỷ đồng. Việc thu hồi đất như vậy làm ảnh hưởng đến sản xuất, công ăn việc làm của mấy chục công nhân, đẩy Cty đến bờ vực phá sản”.
Hiện nay, hàng chục công nhân của Cty Đức Mạnh thì thấp thỏm chờ đợi trong lo âu. Họ cũng đang đối mặt với nguy cơ mất việc, mất thu nhập để nuôi gia đình. Anh Ngô Chí Tiến, tài xế máy xúc buồn bã cho biết: “Cty mới đầu tư máy xúc, tôi cũng mới ký hợp đồng làm việc, ở nhà trông cả vào đồng lương lái. Nếu bây giờ Cty Đức Mạnh bị thu hồi bãi, người lao động trong Cty sẽ mất việc”!
Nghi vấn về tính pháp lý của D.A Hoa Lâm Viên?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, D.A Hoa Lâm Viên do Cty Cổ phần Thương mại Bình Phát (Cty Bình Phát) làm chủ đầu tư, với quy mô khoảng 966.067 m2 nằm tại khu vực đất bãi ven sông Hồng đoạn qua địa bàn xã Mai Lâm. Tại thời điểm tháng 8/2015, dự án đã được các cơ quan chức năng thẩm định, nhưng phải chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt rà soát quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Viện lý do diện tích dự án lớn, việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) mất rất nhiều thời gian, nếu chờ sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ mới thực hiện thì bị chậm triển khai, Cty Bình Phát đề nghị UBND TP Hà Nội, huyện Đông Anh đồng ý cho thực hiện công tác trên trong thời gian chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ?
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Lâm cho biết: “D.A Hoa Lâm Viên là dự án đầu tư thuộc nhóm A, thẩm quyền thu hồi đất là của Thủ tướng Chính phủ, chứ không phải của thành phố. Với cấp xã như chúng tôi thì hiện nay chưa nhận được việc đó”.
Ông Lâm cũng cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại UBND xã vẫn chưa nhận được quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Các bước triển khai ở xã đều thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND huyện Đông Anh.
Những nghi vấn về tính pháp lý của D.A Hoa Lâm Viên còn chưa rõ ràng, nhưng vẫn được tiến hành công tác GPMB, điều này khiến người dân và doanh nghiệp bức xúc, còn chính quyền cấp xã thì túng lúng.
Dư luận đặt câu hỏi: Lý do gì UBND huyện Đông Anh lại “nhiệt tình” ưu ái, tạo điều kiện cho Cty Bình Phát tới mức sẵn sàng “cầm đèn chạy trước ôtô” đến như vậy? Có hay không “lợi ích nhóm” trong việc đẩy nhanh công tác GPMB tại D.A Hoa Lâm Viên? Tính khả thi trên thực tế của dự án “khủng” hàng trăm ha này sẽ ra sao, khi mà dường như năng lực và tên tuổi của chủ đầu tư vẫn còn mới mẻ trong lĩnh vực bất động sản và kinh doanh nông nghiệp?
Đức Tôn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Bùi Bình
20:04 13/12/2024(Thanh tra) - Grand Marina, Saigon đã định hình một phong cách sống đẳng cấp và tinh tế, khẳng định vị thế xã hội của các chủ nhân, và là biểu tượng cho những giá trị trường tồn qua thời gian.
TC
13:00 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Hương Trà
09:24 11/12/2024Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải