Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đầu tư trên 186 ngàn tỷ đồng cho giao thông nông thôn

Thứ sáu, 10/07/2015 - 06:35

(Thanh tra)- 5 năm qua, sự phát triển cả về chất và lượng, kết cấu hạ tầng và quản lý khai thác công trình giao thông đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo của nông thôn mới (NTM).

Một đoạn đường GTNT được đầu tư nâng cấp tại Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: H.O

Xây mới hàng chục nghìn km đường và cầu

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2015, ngành GTVT đã xây dựng mới được trên 47.436 km đường và 15.474 cầu; cải tạo nâng cấp sửa chữa 103.394 km đường và 11.503 cầu; tính đến nay đã cứng hóa mặt đường cho 222.246 km đường giao thông nông thôn (GTNT) các loại. Để làm được điều này GTNT đã huy động được tới 186.194 tỷ đồng.

Đến nay, nhiều địa phương được công nhận hoàn thành tiêu chí xây dựng GTNT trong các tiêu chí NTM trước thời hạn; 25,1% số xã được công nhận hoàn thành tiêu chí số 2 xây dựng GTNT, tập trung nhiều ở khu vực như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, các huyện của TP Hồ Chí Minh hay Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội...

“Rất nhiều các địa phương đã đạt tỷ lệ cao đối với tiêu chí xây dựng đường GTNT, tạo tiền đề cho việc hoàn thành trước thời hạn năm 2020. Nhiều chỉ tiêu trong Chiến lược Phát triển GTNT Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn 2020 và vượt cả về tỷ lệ quy định trong Chiến lược. Hệ thống đường GTNT đã tăng đáng kể về chất lượng, nhiều tuyến đường khang trang, sạch sẽ đã được cứng hóa, xóa bỏ tình trạng lầy lội trước đây thường gặp trong mùa mưa. Tải trọng cầu đường cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hiện nay” - đại diện Bộ GTVT nhận định.

Cùng với đó, công tác quản lý bảo trì được quan tâm và vận tải nông thôn đã có bước phát triển đa dạng hơn với giai đoạn trước... Tuy nhiên, GTNT còn bộc lộ một số khó khăn như: Vốn thiếu rất lớn so với nhu cầu để hoàn thành các mục tiêu về tiêu chí GTNT, vốn bảo trì được bố trí rất thấp và thiếu. Trong khi đó, việc kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT ở đa số các địa phương còn chậm...

Đột phá từ 4 nhóm giải pháp

Giai đoạn từ nay đến 2020, mục tiêu về tiêu chí GTNT trong xây dựng NTM sẽ phải hoàn thành 4 chỉ tiêu về nhựa hóa, bê tông xi măng hóa 100% đường xã, đường liên xã; ít nhất 50% xã có 4 tiêu chí về GTNT. Xây dựng đường ô tô đến trung tâm các xã; 100% đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông theo Chiến lược Phát triển GTNT; xây dựng bến xe khách cho 168 huyện còn lại; đến trước năm 2020 hoàn thành hơn 3.900 cầu dân sinh...

Để đạt được các mục tiêu cụ thể này, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách ưu tiên, tạo cơ chế thực hiện hỗ trợ tỉnh về vốn để đầu tư xây dựng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, và đường giao thông đến trung tâm xã đảm bảo đi được 4 mùa... theo quy hoạch chung để góp phần tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như phát triển mạng lưới giao thông nội tỉnh.

Trong khi đó, đại diện UBND tỉnh Nghệ An kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần sớm phê duyệt Đề án Huy động vốn hỗ trợ cứng hóa mặt đường GTNT bằng bê tông xi măng trong Chương trình Xây dựng NTM. Đồng thời, tiếp tục quan tâm hỗ trợ xây dựng hệ thống đường giao thông miền núi; đường từ trung tâm xã đến các thôn bản vùng núi cao, cầu thay thế các bến đò và cầu qua sông suối vào các bản vùng sâu, vùng xa.

Bộ GTVT cho rằng, bên cạnh các giải pháp chính về chính sách như: Quản lý Nhà nước, tạo vốn phát triển GTNT, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực... cần tập trung vào 4 nhóm giải pháp đột phá. Theo đó, Tỉnh uỷ, HĐND cần có nghị quyết chuyên đề, UBND tỉnh xây dựng và ban hành đề án về xây dựng và phát triển GTNT phục vụ xây dựng NTM; tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo thành phong trào xây dựng và phát triển GTNT. Phân công nhiệm vụ và gắn trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết, đề án đã ban hành. Tạo nguồn lực xây dựng GTNT bằng cách, rà soát, tổng hợp lập kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu là hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng GTNT, trong đó xác định cụ thể khối lượng, tiến độ, nhu cầu vốn và các yêu cầu khác cho từng năm; đa dạng các hình thức xã hội hóa, nghiên cứu áp dụng các hình thức PPP đối với đường GTNT...

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024
Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Bùi Bình

20:04 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm