Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Chết đứng" trong dự án treo: Sống trong khu đô thị tỷ đô, ra Quốc lộ phải đi bằng.. ghe

Thứ năm, 15/09/2016 - 20:07

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế được quy hoạch từ hơn 10 năm trước nhưng đến nay vẫn chỉ là những bãi đất cỏ mọc hoang. Tình trạng ì ạch của dự án đã khiến gần 100 hộ dân ở đây phải “dở khóc, dở cười” vì đi không được, ở không xong.

Ông Đặng Duy Hưng có tới gần 5000m2 đất chết trong dự án tỷ đô

Nhiều người dân sống tại dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế (gọi tắt là VIUT) thuộc địa bàn xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TPHCM đã bày tỏ sự thất vọng, chán chường khi nơi mình ở đang dần trở thành "ốc đảo" vì dự án treo.

Dự án VIUT do Công ty Berjaya Land Berhad làm chủ đầu tư, được qui hoạch từ hơn 10 năm trước. Theo đó, dự án này sẽ được triển khai trên diện tích 925 ha với tổng vốn đầu tư là 3,5 tỷ USD. VIUT hứa hẹn sẽ là một đô thị hội nhập, là nơi cho 75.000 người sống, học tập và làm việc. Đặc biệt, khu phức hợp của VIUT có 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất dự án là khu làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Hàng trăm hộ dân phải tạm trú trong những ngôi nhà rách nát, tạm bợ Tuy nhiên, sau nhiều năm được khởi công thì hiện nay dự án này gần như đã trở thành một “ốc đảo” của TPHCM. Hiện tại, nhiều khu đất trong dự án vẫn là những bãi đất cỏ mọc hoang. Giao thông trong khu vực này cũng không hề được nâng cấp và tạo mới. Trong đó, đường giao thông nông thôn song song với đường Đặng Công Bỉnh thì chỉ được đổ một lớp đá lót sơ sài, nhiều chỗ trên tuyến đường này trở thành những vũng nước lớn, bùn đất lầy lội. Việc lưu thông trong khu vực này rất khó khăn, nhất là khi bị ngăn cách với đường Đặng Công Bỉnh, con đường duy nhất có thể thông ra Quốc lộ 22 bởi kênh An Hạ.Người dân sinh sống tại đây cho biết, nếu muốn đi ra Quốc lộ 22, họ phải đi ngược vào sâu trong địa phận xã Xuân Thới Sơn, sau đó băng qua cầu Nhị Xuân (rộng chưa tới 2m) đến đường Đặng Công Bỉnh rồi mới có thể chạy ngược ra Quốc lộ. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian di chuyển, đa số người dân ở đây đã sắm ghe để băng qua kênh An Hạ cho tiện lợi. Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế biến thành bãi cỏ mọc hoang Tại khu đô thị có vốn đầu tư hàng tỷ đô này hiện chỉ có những căn nhà lá đơn sơ do dân lao động nghèo ở các tỉnh đến xây dựng để tạm trú. Họ phải trả tiền thuê đất để cất nhà và mượn đất của những “đại gia đất chết” ở đây để làm nông nghiệp nhằm trang trải cuộc sống.Anh Trần Văn Nhân, tạm trú tại Khu đô thị Đại học Quốc tế cho biết, đa số dân sinh sống ở đây đều là dân lao động nghèo từ miền Tây lên. "Chúng tôi phải đi mượn hoặc thuê đất để trồng lúa. Nếu thuê 1ha đất thì một năm chúng tôi phải trả cho chủ đất 2 triệu đồng. Con em chúng tôi đi học khổ lắm, mỗi sáng phải chèo ghe đưa nó sang đường Đặng Công Bỉnh rồi tự đạp xe đi học”, anh Nhân nói. Đường giao thông trong khu đô thị này đọng nước, lầy lội “Chết đứng” vì dự án treoÔng Đặng Duy Hưng (53 tuổi), người sở hữu gần 5.000m2 đất tại dự án VIUT cho biết, cuối năm 2008 những hộ dân dân canh tác, sinh sống tại khu đất này nhận được thông báo phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng, không được xây dựng và đầu tư mở rộng, không được trồng mới các loại cây ngắn ngày vì trong năm 2009 sẽ tiến hành đền bù, thu hồi đất.Sau đó, huyện Hóc Môn cử đoàn cán bộ đến đo đạc, kiểm tra, lập biên bản hiện trạng, kiểm kê nhà đất, cây trồng… và yêu cầu mọi người ký vào biên bản để chờ đền bù giải tỏa. Tiếp đến, cán bộ huyện Hóc Môn và nhân viên Tập đoàn Berjaya cho đóng cột mốc đề tên “Khu đô thị Đ.H. Quốc tế” quanh khu đất. Cầu sắt xuống cấp nối đường Đặng Công Bỉnh với Quốc lộ 22 Theo ông Hưng, mặc dù chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện xong các thủ tục đo đạc, kiểm kê đất từ năm 2010 nhưng mãi đến ngày 29/8/2013, cơ quan chức năng mới có thư mời những chủ đất ở đây lên nhận tiền đền bù. Điều đáng nói là sau khi gửi thư mời cho người dân, các cấp lãnh đạo lại ngay lập tức thông báo hủy bỏ việc đền bù này. Không chỉ vậy, từ năm 2013 đến nay, chủ đầu tư “bặt vô âm tín” và dự án thì vẫn "treo".Hiện tại, gần 100 hộ dân ở đây phải "dở khóc, dở cười" vì dự án treo này. Khó khăn ngày càng chồng chất khi họ có đất nhưng không thể sử dụng cũng không thể bán. Nhiều người tiếc nuối vì đất bị bỏ hoang phí nên đã "làm liều" canh tác để kiếm cái ăn qua ngày. Hơn thế nữa, nhà cửa càng ngày càng mục nát, xuống cấp nhưng không thể xây mới. Ngoài ra, người dân ở đây cũng không có nước sạch để sử dụng. Bởi lẽ, nước trong "khu đô thị" này bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Người dân phải dùng ghe để băng qua kênh An Hạ nhằm tiết kiệm thời gian "Nếu chủ đầu tư có làm dự án thì làm cho nhanh, còn không phải trả đất lại cho dân làm ăn chứ đất bỏ hoang, để cỏ mọc um tùm thế này mà chúng tôi chỉ biết ngồi nhìn thì lãng phí quá. Hơn nữa, tôi có 5ha đất mà không thể sử dụng, cũng không thể bán. Hai con tôi ngày càng lớn, rồi chúng nó sẽ ở đâu khi hàng ngàn m2 đất của tôi bị "đóng đinh" thế này?", ông Hưng bức xúc.Mới đây, UBND TPHCM đã có văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện, trong đó có dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Việt Nam (VIUT) của Công ty TNHH MTV Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya thuộc Khu đô thị Tây Bắc.Cùng với việc yêu cầu rà soát các dự án trong Khu đô thị Tây Bắc, UBND thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với các sở - ngành liên quan đề xuất điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Tây Bắc theo hướng kết hợp phát triển các khu dân cư mới với chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu...Ảnh Thành Vĩnh - Theo Công Quang (Dân Trí)

Dự án VIUT do Công ty Berjaya Land Berhad làm chủ đầu tư, được qui hoạch từ hơn 10 năm trước. Theo đó, dự án này sẽ được triển khai trên diện tích 925 ha với tổng vốn đầu tư là 3,5 tỷ USD. VIUT hứa hẹn sẽ là một đô thị hội nhập, là nơi cho 75.000 người sống, học tập và làm việc. Đặc biệt, khu phức hợp của VIUT có 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất dự án là khu làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Hàng trăm hộ dân phải tạm trú trong những ngôi nhà rách nát, tạm bợ Tuy nhiên, sau nhiều năm được khởi công thì hiện nay dự án này gần như đã trở thành một “ốc đảo” của TPHCM. Hiện tại, nhiều khu đất trong dự án vẫn là những bãi đất cỏ mọc hoang. Giao thông trong khu vực này cũng không hề được nâng cấp và tạo mới. Trong đó, đường giao thông nông thôn song song với đường Đặng Công Bỉnh thì chỉ được đổ một lớp đá lót sơ sài, nhiều chỗ trên tuyến đường này trở thành những vũng nước lớn, bùn đất lầy lội. Việc lưu thông trong khu vực này rất khó khăn, nhất là khi bị ngăn cách với đường Đặng Công Bỉnh, con đường duy nhất có thể thông ra Quốc lộ 22 bởi kênh An Hạ.Người dân sinh sống tại đây cho biết, nếu muốn đi ra Quốc lộ 22, họ phải đi ngược vào sâu trong địa phận xã Xuân Thới Sơn, sau đó băng qua cầu Nhị Xuân (rộng chưa tới 2m) đến đường Đặng Công Bỉnh rồi mới có thể chạy ngược ra Quốc lộ. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian di chuyển, đa số người dân ở đây đã sắm ghe để băng qua kênh An Hạ cho tiện lợi. Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế biến thành bãi cỏ mọc hoang Tại khu đô thị có vốn đầu tư hàng tỷ đô này hiện chỉ có những căn nhà lá đơn sơ do dân lao động nghèo ở các tỉnh đến xây dựng để tạm trú. Họ phải trả tiền thuê đất để cất nhà và mượn đất của những “đại gia đất chết” ở đây để làm nông nghiệp nhằm trang trải cuộc sống.Anh Trần Văn Nhân, tạm trú tại Khu đô thị Đại học Quốc tế cho biết, đa số dân sinh sống ở đây đều là dân lao động nghèo từ miền Tây lên. "Chúng tôi phải đi mượn hoặc thuê đất để trồng lúa. Nếu thuê 1ha đất thì một năm chúng tôi phải trả cho chủ đất 2 triệu đồng. Con em chúng tôi đi học khổ lắm, mỗi sáng phải chèo ghe đưa nó sang đường Đặng Công Bỉnh rồi tự đạp xe đi học”, anh Nhân nói. Đường giao thông trong khu đô thị này đọng nước, lầy lội “Chết đứng” vì dự án treoÔng Đặng Duy Hưng (53 tuổi), người sở hữu gần 5.000m2 đất tại dự án VIUT cho biết, cuối năm 2008 những hộ dân dân canh tác, sinh sống tại khu đất này nhận được thông báo phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng, không được xây dựng và đầu tư mở rộng, không được trồng mới các loại cây ngắn ngày vì trong năm 2009 sẽ tiến hành đền bù, thu hồi đất.Sau đó, huyện Hóc Môn cử đoàn cán bộ đến đo đạc, kiểm tra, lập biên bản hiện trạng, kiểm kê nhà đất, cây trồng… và yêu cầu mọi người ký vào biên bản để chờ đền bù giải tỏa. Tiếp đến, cán bộ huyện Hóc Môn và nhân viên Tập đoàn Berjaya cho đóng cột mốc đề tên “Khu đô thị Đ.H. Quốc tế” quanh khu đất. Cầu sắt xuống cấp nối đường Đặng Công Bỉnh với Quốc lộ 22 Theo ông Hưng, mặc dù chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện xong các thủ tục đo đạc, kiểm kê đất từ năm 2010 nhưng mãi đến ngày 29/8/2013, cơ quan chức năng mới có thư mời những chủ đất ở đây lên nhận tiền đền bù. Điều đáng nói là sau khi gửi thư mời cho người dân, các cấp lãnh đạo lại ngay lập tức thông báo hủy bỏ việc đền bù này. Không chỉ vậy, từ năm 2013 đến nay, chủ đầu tư “bặt vô âm tín” và dự án thì vẫn "treo".Hiện tại, gần 100 hộ dân ở đây phải "dở khóc, dở cười" vì dự án treo này. Khó khăn ngày càng chồng chất khi họ có đất nhưng không thể sử dụng cũng không thể bán. Nhiều người tiếc nuối vì đất bị bỏ hoang phí nên đã "làm liều" canh tác để kiếm cái ăn qua ngày. Hơn thế nữa, nhà cửa càng ngày càng mục nát, xuống cấp nhưng không thể xây mới. Ngoài ra, người dân ở đây cũng không có nước sạch để sử dụng. Bởi lẽ, nước trong "khu đô thị" này bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Người dân phải dùng ghe để băng qua kênh An Hạ nhằm tiết kiệm thời gian "Nếu chủ đầu tư có làm dự án thì làm cho nhanh, còn không phải trả đất lại cho dân làm ăn chứ đất bỏ hoang, để cỏ mọc um tùm thế này mà chúng tôi chỉ biết ngồi nhìn thì lãng phí quá. Hơn nữa, tôi có 5ha đất mà không thể sử dụng, cũng không thể bán. Hai con tôi ngày càng lớn, rồi chúng nó sẽ ở đâu khi hàng ngàn m2 đất của tôi bị "đóng đinh" thế này?", ông Hưng bức xúc.Mới đây, UBND TPHCM đã có văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện, trong đó có dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Việt Nam (VIUT) của Công ty TNHH MTV Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya thuộc Khu đô thị Tây Bắc.Cùng với việc yêu cầu rà soát các dự án trong Khu đô thị Tây Bắc, UBND thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với các sở - ngành liên quan đề xuất điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Tây Bắc theo hướng kết hợp phát triển các khu dân cư mới với chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu...Ảnh Thành Vĩnh - Theo Công Quang (Dân Trí)

Dự án VIUT do Công ty Berjaya Land Berhad làm chủ đầu tư, được qui hoạch từ hơn 10 năm trước. Theo đó, dự án này sẽ được triển khai trên diện tích 925 ha với tổng vốn đầu tư là 3,5 tỷ USD. VIUT hứa hẹn sẽ là một đô thị hội nhập, là nơi cho 75.000 người sống, học tập và làm việc. Đặc biệt, khu phức hợp của VIUT có 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất dự án là khu làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Hàng trăm hộ dân phải tạm trú trong những ngôi nhà rách nát, tạm bợ Tuy nhiên, sau nhiều năm được khởi công thì hiện nay dự án này gần như đã trở thành một “ốc đảo” của TPHCM. Hiện tại, nhiều khu đất trong dự án vẫn là những bãi đất cỏ mọc hoang. Giao thông trong khu vực này cũng không hề được nâng cấp và tạo mới. Trong đó, đường giao thông nông thôn song song với đường Đặng Công Bỉnh thì chỉ được đổ một lớp đá lót sơ sài, nhiều chỗ trên tuyến đường này trở thành những vũng nước lớn, bùn đất lầy lội. Việc lưu thông trong khu vực này rất khó khăn, nhất là khi bị ngăn cách với đường Đặng Công Bỉnh, con đường duy nhất có thể thông ra Quốc lộ 22 bởi kênh An Hạ.Người dân sinh sống tại đây cho biết, nếu muốn đi ra Quốc lộ 22, họ phải đi ngược vào sâu trong địa phận xã Xuân Thới Sơn, sau đó băng qua cầu Nhị Xuân (rộng chưa tới 2m) đến đường Đặng Công Bỉnh rồi mới có thể chạy ngược ra Quốc lộ. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian di chuyển, đa số người dân ở đây đã sắm ghe để băng qua kênh An Hạ cho tiện lợi. Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế biến thành bãi cỏ mọc hoang Tại khu đô thị có vốn đầu tư hàng tỷ đô này hiện chỉ có những căn nhà lá đơn sơ do dân lao động nghèo ở các tỉnh đến xây dựng để tạm trú. Họ phải trả tiền thuê đất để cất nhà và mượn đất của những “đại gia đất chết” ở đây để làm nông nghiệp nhằm trang trải cuộc sống.Anh Trần Văn Nhân, tạm trú tại Khu đô thị Đại học Quốc tế cho biết, đa số dân sinh sống ở đây đều là dân lao động nghèo từ miền Tây lên. "Chúng tôi phải đi mượn hoặc thuê đất để trồng lúa. Nếu thuê 1ha đất thì một năm chúng tôi phải trả cho chủ đất 2 triệu đồng. Con em chúng tôi đi học khổ lắm, mỗi sáng phải chèo ghe đưa nó sang đường Đặng Công Bỉnh rồi tự đạp xe đi học”, anh Nhân nói. Đường giao thông trong khu đô thị này đọng nước, lầy lội “Chết đứng” vì dự án treoÔng Đặng Duy Hưng (53 tuổi), người sở hữu gần 5.000m2 đất tại dự án VIUT cho biết, cuối năm 2008 những hộ dân dân canh tác, sinh sống tại khu đất này nhận được thông báo phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng, không được xây dựng và đầu tư mở rộng, không được trồng mới các loại cây ngắn ngày vì trong năm 2009 sẽ tiến hành đền bù, thu hồi đất.Sau đó, huyện Hóc Môn cử đoàn cán bộ đến đo đạc, kiểm tra, lập biên bản hiện trạng, kiểm kê nhà đất, cây trồng… và yêu cầu mọi người ký vào biên bản để chờ đền bù giải tỏa. Tiếp đến, cán bộ huyện Hóc Môn và nhân viên Tập đoàn Berjaya cho đóng cột mốc đề tên “Khu đô thị Đ.H. Quốc tế” quanh khu đất. Cầu sắt xuống cấp nối đường Đặng Công Bỉnh với Quốc lộ 22 Theo ông Hưng, mặc dù chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện xong các thủ tục đo đạc, kiểm kê đất từ năm 2010 nhưng mãi đến ngày 29/8/2013, cơ quan chức năng mới có thư mời những chủ đất ở đây lên nhận tiền đền bù. Điều đáng nói là sau khi gửi thư mời cho người dân, các cấp lãnh đạo lại ngay lập tức thông báo hủy bỏ việc đền bù này. Không chỉ vậy, từ năm 2013 đến nay, chủ đầu tư “bặt vô âm tín” và dự án thì vẫn "treo".Hiện tại, gần 100 hộ dân ở đây phải "dở khóc, dở cười" vì dự án treo này. Khó khăn ngày càng chồng chất khi họ có đất nhưng không thể sử dụng cũng không thể bán. Nhiều người tiếc nuối vì đất bị bỏ hoang phí nên đã "làm liều" canh tác để kiếm cái ăn qua ngày. Hơn thế nữa, nhà cửa càng ngày càng mục nát, xuống cấp nhưng không thể xây mới. Ngoài ra, người dân ở đây cũng không có nước sạch để sử dụng. Bởi lẽ, nước trong "khu đô thị" này bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Người dân phải dùng ghe để băng qua kênh An Hạ nhằm tiết kiệm thời gian "Nếu chủ đầu tư có làm dự án thì làm cho nhanh, còn không phải trả đất lại cho dân làm ăn chứ đất bỏ hoang, để cỏ mọc um tùm thế này mà chúng tôi chỉ biết ngồi nhìn thì lãng phí quá. Hơn nữa, tôi có 5ha đất mà không thể sử dụng, cũng không thể bán. Hai con tôi ngày càng lớn, rồi chúng nó sẽ ở đâu khi hàng ngàn m2 đất của tôi bị "đóng đinh" thế này?", ông Hưng bức xúc.Mới đây, UBND TPHCM đã có văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện, trong đó có dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Việt Nam (VIUT) của Công ty TNHH MTV Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya thuộc Khu đô thị Tây Bắc.Cùng với việc yêu cầu rà soát các dự án trong Khu đô thị Tây Bắc, UBND thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với các sở - ngành liên quan đề xuất điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Tây Bắc theo hướng kết hợp phát triển các khu dân cư mới với chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu...Ảnh Thành Vĩnh - Theo Công Quang (Dân Trí)

Dự án VIUT do Công ty Berjaya Land Berhad làm chủ đầu tư, được qui hoạch từ hơn 10 năm trước. Theo đó, dự án này sẽ được triển khai trên diện tích 925 ha với tổng vốn đầu tư là 3,5 tỷ USD. VIUT hứa hẹn sẽ là một đô thị hội nhập, là nơi cho 75.000 người sống, học tập và làm việc. Đặc biệt, khu phức hợp của VIUT có 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất dự án là khu làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Hàng trăm hộ dân phải tạm trú trong những ngôi nhà rách nát, tạm bợ Tuy nhiên, sau nhiều năm được khởi công thì hiện nay dự án này gần như đã trở thành một “ốc đảo” của TPHCM. Hiện tại, nhiều khu đất trong dự án vẫn là những bãi đất cỏ mọc hoang. Giao thông trong khu vực này cũng không hề được nâng cấp và tạo mới. Trong đó, đường giao thông nông thôn song song với đường Đặng Công Bỉnh thì chỉ được đổ một lớp đá lót sơ sài, nhiều chỗ trên tuyến đường này trở thành những vũng nước lớn, bùn đất lầy lội. Việc lưu thông trong khu vực này rất khó khăn, nhất là khi bị ngăn cách với đường Đặng Công Bỉnh, con đường duy nhất có thể thông ra Quốc lộ 22 bởi kênh An Hạ.Người dân sinh sống tại đây cho biết, nếu muốn đi ra Quốc lộ 22, họ phải đi ngược vào sâu trong địa phận xã Xuân Thới Sơn, sau đó băng qua cầu Nhị Xuân (rộng chưa tới 2m) đến đường Đặng Công Bỉnh rồi mới có thể chạy ngược ra Quốc lộ. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian di chuyển, đa số người dân ở đây đã sắm ghe để băng qua kênh An Hạ cho tiện lợi. Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế biến thành bãi cỏ mọc hoang Tại khu đô thị có vốn đầu tư hàng tỷ đô này hiện chỉ có những căn nhà lá đơn sơ do dân lao động nghèo ở các tỉnh đến xây dựng để tạm trú. Họ phải trả tiền thuê đất để cất nhà và mượn đất của những “đại gia đất chết” ở đây để làm nông nghiệp nhằm trang trải cuộc sống.Anh Trần Văn Nhân, tạm trú tại Khu đô thị Đại học Quốc tế cho biết, đa số dân sinh sống ở đây đều là dân lao động nghèo từ miền Tây lên. "Chúng tôi phải đi mượn hoặc thuê đất để trồng lúa. Nếu thuê 1ha đất thì một năm chúng tôi phải trả cho chủ đất 2 triệu đồng. Con em chúng tôi đi học khổ lắm, mỗi sáng phải chèo ghe đưa nó sang đường Đặng Công Bỉnh rồi tự đạp xe đi học”, anh Nhân nói. Đường giao thông trong khu đô thị này đọng nước, lầy lội “Chết đứng” vì dự án treoÔng Đặng Duy Hưng (53 tuổi), người sở hữu gần 5.000m2 đất tại dự án VIUT cho biết, cuối năm 2008 những hộ dân dân canh tác, sinh sống tại khu đất này nhận được thông báo phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng, không được xây dựng và đầu tư mở rộng, không được trồng mới các loại cây ngắn ngày vì trong năm 2009 sẽ tiến hành đền bù, thu hồi đất.Sau đó, huyện Hóc Môn cử đoàn cán bộ đến đo đạc, kiểm tra, lập biên bản hiện trạng, kiểm kê nhà đất, cây trồng… và yêu cầu mọi người ký vào biên bản để chờ đền bù giải tỏa. Tiếp đến, cán bộ huyện Hóc Môn và nhân viên Tập đoàn Berjaya cho đóng cột mốc đề tên “Khu đô thị Đ.H. Quốc tế” quanh khu đất. Cầu sắt xuống cấp nối đường Đặng Công Bỉnh với Quốc lộ 22 Theo ông Hưng, mặc dù chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện xong các thủ tục đo đạc, kiểm kê đất từ năm 2010 nhưng mãi đến ngày 29/8/2013, cơ quan chức năng mới có thư mời những chủ đất ở đây lên nhận tiền đền bù. Điều đáng nói là sau khi gửi thư mời cho người dân, các cấp lãnh đạo lại ngay lập tức thông báo hủy bỏ việc đền bù này. Không chỉ vậy, từ năm 2013 đến nay, chủ đầu tư “bặt vô âm tín” và dự án thì vẫn "treo".Hiện tại, gần 100 hộ dân ở đây phải "dở khóc, dở cười" vì dự án treo này. Khó khăn ngày càng chồng chất khi họ có đất nhưng không thể sử dụng cũng không thể bán. Nhiều người tiếc nuối vì đất bị bỏ hoang phí nên đã "làm liều" canh tác để kiếm cái ăn qua ngày. Hơn thế nữa, nhà cửa càng ngày càng mục nát, xuống cấp nhưng không thể xây mới. Ngoài ra, người dân ở đây cũng không có nước sạch để sử dụng. Bởi lẽ, nước trong "khu đô thị" này bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Người dân phải dùng ghe để băng qua kênh An Hạ nhằm tiết kiệm thời gian "Nếu chủ đầu tư có làm dự án thì làm cho nhanh, còn không phải trả đất lại cho dân làm ăn chứ đất bỏ hoang, để cỏ mọc um tùm thế này mà chúng tôi chỉ biết ngồi nhìn thì lãng phí quá. Hơn nữa, tôi có 5ha đất mà không thể sử dụng, cũng không thể bán. Hai con tôi ngày càng lớn, rồi chúng nó sẽ ở đâu khi hàng ngàn m2 đất của tôi bị "đóng đinh" thế này?", ông Hưng bức xúc.Mới đây, UBND TPHCM đã có văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện, trong đó có dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Việt Nam (VIUT) của Công ty TNHH MTV Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya thuộc Khu đô thị Tây Bắc.Cùng với việc yêu cầu rà soát các dự án trong Khu đô thị Tây Bắc, UBND thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với các sở - ngành liên quan đề xuất điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Tây Bắc theo hướng kết hợp phát triển các khu dân cư mới với chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu...Ảnh Thành Vĩnh - Theo Công Quang (Dân Trí)

Dự án VIUT do Công ty Berjaya Land Berhad làm chủ đầu tư, được qui hoạch từ hơn 10 năm trước. Theo đó, dự án này sẽ được triển khai trên diện tích 925 ha với tổng vốn đầu tư là 3,5 tỷ USD. VIUT hứa hẹn sẽ là một đô thị hội nhập, là nơi cho 75.000 người sống, học tập và làm việc. Đặc biệt, khu phức hợp của VIUT có 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất dự án là khu làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Hàng trăm hộ dân phải tạm trú trong những ngôi nhà rách nát, tạm bợ Tuy nhiên, sau nhiều năm được khởi công thì hiện nay dự án này gần như đã trở thành một “ốc đảo” của TPHCM. Hiện tại, nhiều khu đất trong dự án vẫn là những bãi đất cỏ mọc hoang. Giao thông trong khu vực này cũng không hề được nâng cấp và tạo mới. Trong đó, đường giao thông nông thôn song song với đường Đặng Công Bỉnh thì chỉ được đổ một lớp đá lót sơ sài, nhiều chỗ trên tuyến đường này trở thành những vũng nước lớn, bùn đất lầy lội. Việc lưu thông trong khu vực này rất khó khăn, nhất là khi bị ngăn cách với đường Đặng Công Bỉnh, con đường duy nhất có thể thông ra Quốc lộ 22 bởi kênh An Hạ.Người dân sinh sống tại đây cho biết, nếu muốn đi ra Quốc lộ 22, họ phải đi ngược vào sâu trong địa phận xã Xuân Thới Sơn, sau đó băng qua cầu Nhị Xuân (rộng chưa tới 2m) đến đường Đặng Công Bỉnh rồi mới có thể chạy ngược ra Quốc lộ. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian di chuyển, đa số người dân ở đây đã sắm ghe để băng qua kênh An Hạ cho tiện lợi. Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế biến thành bãi cỏ mọc hoang Tại khu đô thị có vốn đầu tư hàng tỷ đô này hiện chỉ có những căn nhà lá đơn sơ do dân lao động nghèo ở các tỉnh đến xây dựng để tạm trú. Họ phải trả tiền thuê đất để cất nhà và mượn đất của những “đại gia đất chết” ở đây để làm nông nghiệp nhằm trang trải cuộc sống.Anh Trần Văn Nhân, tạm trú tại Khu đô thị Đại học Quốc tế cho biết, đa số dân sinh sống ở đây đều là dân lao động nghèo từ miền Tây lên. "Chúng tôi phải đi mượn hoặc thuê đất để trồng lúa. Nếu thuê 1ha đất thì một năm chúng tôi phải trả cho chủ đất 2 triệu đồng. Con em chúng tôi đi học khổ lắm, mỗi sáng phải chèo ghe đưa nó sang đường Đặng Công Bỉnh rồi tự đạp xe đi học”, anh Nhân nói. Đường giao thông trong khu đô thị này đọng nước, lầy lội “Chết đứng” vì dự án treoÔng Đặng Duy Hưng (53 tuổi), người sở hữu gần 5.000m2 đất tại dự án VIUT cho biết, cuối năm 2008 những hộ dân dân canh tác, sinh sống tại khu đất này nhận được thông báo phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng, không được xây dựng và đầu tư mở rộng, không được trồng mới các loại cây ngắn ngày vì trong năm 2009 sẽ tiến hành đền bù, thu hồi đất.Sau đó, huyện Hóc Môn cử đoàn cán bộ đến đo đạc, kiểm tra, lập biên bản hiện trạng, kiểm kê nhà đất, cây trồng… và yêu cầu mọi người ký vào biên bản để chờ đền bù giải tỏa. Tiếp đến, cán bộ huyện Hóc Môn và nhân viên Tập đoàn Berjaya cho đóng cột mốc đề tên “Khu đô thị Đ.H. Quốc tế” quanh khu đất. Cầu sắt xuống cấp nối đường Đặng Công Bỉnh với Quốc lộ 22 Theo ông Hưng, mặc dù chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện xong các thủ tục đo đạc, kiểm kê đất từ năm 2010 nhưng mãi đến ngày 29/8/2013, cơ quan chức năng mới có thư mời những chủ đất ở đây lên nhận tiền đền bù. Điều đáng nói là sau khi gửi thư mời cho người dân, các cấp lãnh đạo lại ngay lập tức thông báo hủy bỏ việc đền bù này. Không chỉ vậy, từ năm 2013 đến nay, chủ đầu tư “bặt vô âm tín” và dự án thì vẫn "treo".Hiện tại, gần 100 hộ dân ở đây phải "dở khóc, dở cười" vì dự án treo này. Khó khăn ngày càng chồng chất khi họ có đất nhưng không thể sử dụng cũng không thể bán. Nhiều người tiếc nuối vì đất bị bỏ hoang phí nên đã "làm liều" canh tác để kiếm cái ăn qua ngày. Hơn thế nữa, nhà cửa càng ngày càng mục nát, xuống cấp nhưng không thể xây mới. Ngoài ra, người dân ở đây cũng không có nước sạch để sử dụng. Bởi lẽ, nước trong "khu đô thị" này bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Người dân phải dùng ghe để băng qua kênh An Hạ nhằm tiết kiệm thời gian "Nếu chủ đầu tư có làm dự án thì làm cho nhanh, còn không phải trả đất lại cho dân làm ăn chứ đất bỏ hoang, để cỏ mọc um tùm thế này mà chúng tôi chỉ biết ngồi nhìn thì lãng phí quá. Hơn nữa, tôi có 5ha đất mà không thể sử dụng, cũng không thể bán. Hai con tôi ngày càng lớn, rồi chúng nó sẽ ở đâu khi hàng ngàn m2 đất của tôi bị "đóng đinh" thế này?", ông Hưng bức xúc.Mới đây, UBND TPHCM đã có văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện, trong đó có dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Việt Nam (VIUT) của Công ty TNHH MTV Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya thuộc Khu đô thị Tây Bắc.Cùng với việc yêu cầu rà soát các dự án trong Khu đô thị Tây Bắc, UBND thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với các sở - ngành liên quan đề xuất điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Tây Bắc theo hướng kết hợp phát triển các khu dân cư mới với chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu...Ảnh Thành Vĩnh - Theo Công Quang (Dân Trí)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Grand Marina, Saigon: Sống tinh hoa trên nền di sản

Grand Marina, Saigon: Sống tinh hoa trên nền di sản

(Thanh tra) - Grand Marina, Saigon đã định hình một phong cách sống đẳng cấp và tinh tế, khẳng định vị thế xã hội của các chủ nhân, và là biểu tượng cho những giá trị trường tồn qua thời gian.

TC

13:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm