Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/09/2014 - 10:45
(Thanh tra)- Hà Nội có 5.316 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.000 di tích đã được xếp hạng. Từ năm 2010, Hà Nội đầu tư 1.000 tỷ đồng/năm cho hoạt động trùng tu, tôn tạo các di tích. Đầu tư là vậy, song trong hoạt động bảo tồn, trùng tu vẫn còn nhiều sai phạm, bất cập và thiếu kinh phí.
Chiều Chủ nhật (7/9) ở vị trí sau Đoan Môn cách 20m vẫn còn nhóm công nhân đào bới di tích dưới độ sâu 4m trong điều kiện che mưa nắng sơ sài, liệu chất lượng khai quật có được đảm bảo? Ảnh: Thế Lữ
Trên địa bàn Hà Nội còn 500 di tích lịch sử văn hóa được liệt vào đối tượng xuống cấp trầm trọng. Nếu không sớm được trùng tu, bảo tồn, các di tích này sẽ trở thành phế tích. Câu chuyện về sân Chùa Một Cột (quận Ba Đình) cứ mưa là ngập nước, tượng trong chùa phải đội nón, khoác áo mưa... đã được các cơ quan Hà Nội tiến hành tu sửa, tôn tạo. Có điều, không phải di tích lịch sử văn hóa nào cũng được người dân và các cơ quan chức năng sốt sắng, quan tâm như Chùa Một Cột. Điều đó cũng thật dễ hiểu bởi trùng tu, tôn tạo các di tích là điều cần làm, nhưng vấn đề là kinh phí. Thực tế qua các dự án trùng tu tôn tạo các di tích cho thấy, có rất nhiều công đoạn từ khảo sát cho đến phục chế, công đoạn nào cũng tốn kém nhiều tiền của, công sức. Chính vì vậy 1.000 tỷ đồng cho mỗi năm vừa qua chưa phải là nhiều so với số lượng di tích đang xuống cấp.
Điển hình của việc đào bới di tích lên, nhưng công tác bảo tồn không đạt được quy chuẩn khiến các di chỉ hư hại. Hoàng Thành Thăng Long là một điển hình về công tác bảo tồn. Các di chỉ bằng đất nung nằm sâu trong lòng đất đã nhiều trăm năm khi phát lộ sẽ bị tác động nhiều chiều từ thời tiết, nước ngập, côn trùng, nấm và các loại meo, rêu. Thực tế công tác khảo cổ ở một số nước sau khi khai quật một số hiện vật, họ tiến hành quay phim, chụp ảnh, đo đạc... sau đó lại hoàn thổ như ban đầu vì công tác bảo quản trên mặt đất chưa chắc đã tốt hơn trả lại vị trí cũ. Đó cũng là lời giải thích cho việc nhiều vị trí trong Hoàng Thành Thăng Long đã được che bằng mái tôn để tránh mưa gió chứ không dám đào bới lên đưa vào kho bảo quản.
Ngoài tác động của yếu tố tự nhiên thì sự can thiệp thiếu hiểu biết của con người khiến di tích bị hoang phế. Tại vòng ngoài Thành Cổ Loa (huyện Đông Anh) bị lở lói, xói mòn đến thảm hại. Trong Thành có tới hàng trăm ngôi nhà xây trên bờ của tường Thành đất cũ và ngay cả quanh khu Đền Mỵ Châu. Số các gia đình xây dựng vi phạm không phải vài nhà, vài chục nhà mà đến cả hàng trăm nhà, cụ thể: Thành ngoài có 114 hộ dân, Thành trung có 27 hộ dân, trên bờ Thành nội có 92 hộ dân. Nếu theo quy định trong hành lang 100m từ tường Thành trở ra là khu vực cần phải trả lại cho di tích, có tới 1.161 hộ vi phạm.
Đình Chử Xá (huyện Gia Lâm), nơi thờ Đức thánh Chử Đồng Tử, một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam không thoát khỏi cảnh đìu hiu. Chùa Sở (huyện Thanh Oai) có niên đại từ thời nhà Mạc (1527) cũng có số phận chẳng khá hơn đền Chử Xá, đó là cảnh chùa hoang tàn vì thiếu kinh phí tu bổ.
Trong lễ trao Bằng Di sản Văn hóa Thế giới cho Hoàng Thành Thăng Long, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO giao trọng trách: “Kể từ ngày hôm nay, các bạn có trách nhiệm với nhân loại, quảng bá, bảo vệ và truyền lại di sản này cho các thế hệ tương lai, cho giới trẻ, để rồi đến lượt họ, họ lại kể cho con cháu họ về vua Lý Thái Tổ với bức tượng đài đang hiện diện với chúng ta ở đấy. Không có biểu tượng nào về hòa bình và hiểu biết lẫn nhau lại vĩ đại hơn một di sản”.
Trong lúc ngân sách của Nhà nước đang còn hạn hẹp, vậy giải pháp nào để có được tiền phục vụ cho công tác bảo tồn trùng tu di tích? Những năm gần đây, nhiều cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp đã phát tâm công đức để trùng tu xây mới các ngôi chùa. Đây cũng là một hướng xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực văn hóa tâm linh đang rất cần các phật tử phát tâm ủng hộ. Để động viên khích lệ họ, nên chăng các cơ quan chức năng cũng nên tính đến việc ghi tên các nhà hảo tâm công đức tiền của vào các công trình bảo tồn trùng tu các di tích. Đó cũng là cách khích lệ, để họ góp sức chung tay cứu các di tích đang dễ biến thành phế tích.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Bùi Bình
20:04 13/12/2024TC
13:00 13/12/2024T.T
00:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà