Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/03/2017 - 18:23
(Thanh tra) - Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 7/3, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, kế hoạch xây dựng 1 nghìn nhà vệ sinh công cộng đang bị chậm trễ khi có nhiều nhà dân, cơ quan, tổ chức phản đối, yêu cầu ngừng thi công khi đang tiến hành thi công lắp đặt…
Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã có chế tài xử lý đối với lãnh đạo các địa phương gây khó khăn cho việc lắp đặt nhà vệ sinh công cộng.
Sẽ có thêm hàng trăm nhà vệ sinh công cộng
Hiện nay, Hà Nội có tổng cộng 371 nhà vệ sinh công cộng, gồm 113 nhà vệ sinh bằng thép được xây dựng từ năm 2003 đến năm 2010 và 258 nhà vệ sinh bằng gạch được xây dựng trước năm 1990.
Số nhà vệ sinh công cộng này chủ yếu phục vụ cho một số ít hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh riêng và khách vãng lai.
Các khu công cộng như điểm đỗ xe buýt, các khu di tích, vườn hoa, công viên, khu vực chợ… đều đang thiếu nhà vệ sinh công cộng.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Phước An cho biết, để đáp ứng đủ nhu của nhân dân và khách du lịch, Hà Nội sẽ xây dựng 1 nghìn nhà vệ sinh công cộng trong 10 năm.
Dự án này do Công ty Cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing xây dựng theo nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và quản lý, vận hành trong suốt thời gian triển khai dự án. Khi kết thúc, Công ty này sẽ chuyển giao cho các đơn vị của TP quản lý.
Theo báo cáo Vinasing, công ty đã thi công nền móng và lắp đặt được 64 vị trí nhà vệ sinh tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Tây Hồ, Hà Đông, Long Biên, Cầu Giấy.
Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng, tiến độ lắp đặt, vận hành chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nguyên nhân là do, một số địa phương chưa phối hợp tốt trong công tác bàn giao mặt bằng. “Nhiều hộ dân và cơ quan, tổ chức xung quanh khu vực dự kiến lắp đặt phản đối, yêu cầu ngừng thi công khi đang tiến hành thi công lắp đặt”, ông An cho biết.
Nhà đầu tư thì chưa phối hợp tốt với cơ quan, đơn vị quản lý để xin cấp phép và thi công đấu nối đường điện, cấp nước và thoát nước thải; chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lắp đặt, đấu nối hạ tầng và chuẩn bị các điều kiện để vận hành nhà vệ sinh công cộng.
Ngoài ra, việc khảo sát xác định chính xác hệ thống công trình ngầm tại các vị trí lắp đặt gặp khó khăn dẫn đến rất nhiều vị trí trong quá trình thi công đào móng phải lấp lại hoàn trả mặt bằng do vướng công trình ngầm như: Vị trí số 46 Chương Dương (bến du lịch Sông Hồng), vị trí ngõ 80 Chùa Láng….
Xử lý lãnh đạo cản trở thi công
Theo kế hoạch, giai đoạn I (quý I/2017), Vinasing lắp đặt 100 nhà vệ sinh đủ điều kiện vận hành; giai đoạn II (hết năm 2017), lắp đặt và hoàn thiện tiếp 150 nhà vệ sinh.
Giai đoạn đến năm 2020 sẽ tiếp tục khảo sát nhu cầu thực tế địa bàn các huyện để hoàn thành dự án lắp đặt đủ số lượng nhà vệ sinh theo dự án và bàn giao đưa vào sử dụng.
Ông An cho biết, để đẩy nhanh tiến độ, Sở Xây dựng đã yêu cầu nhà đầu tư Vinasing cũng phải tập trung nhân lực máy móc, thiết bị hoàn chỉnh kế hoạch lắp đặt số lượng nhà vệ sinh như cam kết.
Đồng thời, phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội xây dựng cơ chế thực hiện duy trì nhà vệ sinh sau khi bàn giao gồm thời gian bàn giao, quy trình vận hành, phương thức tổ chức thực hiện, hình thức thanh toán.
“Tạm thời, đến hết quý II/2017 phục vụ không thu phí và sẽ được dán tem thông báo miễn phí. Từ quý III sẽ thực hiện mức phí TP quy định”, ông An nói.
Trả lời câu hỏi của báo chí về danh tính cụ thể những cá nhân, tổ chức gây khó khăn cho việc lắp đặt nhà vệ sinh, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Đức Dục thông tin, đã báo cáo Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung về việc một số phường, cá nhân, tổ chức, cơ quan phản đối.
“Chủ tịch Hà Nội đã giao, trong đợt tới, những đơn vị cố tình phản đối thì Sở Xây dựng không cần phải hỏi vì đã nhất trí với quận rồi, không một cá nhân nào cản trở được, Công ty Vinasing cứ thế thực hiện”, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết.
Sở Xây dựng cũng yêu cầu các quận huyện, thị xã giao trách nhiệm cụ thể UBND các phường trong việc phối hợp với công ty triển khai lắp đặt nhà vệ sinh và có chế tài xử lý đối với lãnh đạo các địa phương gây khó khăn, cản trở cho việc lắp đặt.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp tổng kết Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2024.
Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Bảo Trân
11:54 08/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang