Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/11/2013 - 13:04
(Thanh tra)- Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh Tây Nguyên từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế: Tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật (như vàng sa khoáng, đá quý, đá chẻ, cát xây dựng…) gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Với cách khai thác cát vô tội vạ, sông suối, vườn tược ở xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai bị biến dạng. Ảnh: Trung Đức
Khai thác tràn lan
Thời gian gần đây, khu vực thượng nguồn suối Ia Kul và thượng nguồn suối Ia Bal, xã Cư Klông, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk như “nóng” lên bởi hàng trăm người dân ở khắp nơi kéo đến khai thác đá quý saphia và thạch anh tinh thể.
Theo nguồn tin của người dân địa phương, có thời điểm số người tham gia khai thác trái phép tại đây lên tới hơn 300 người. Góp mặt vào đội quân này, ngoài người dân tại chỗ, thì số người từ các tỉnh miền Bắc vào và miền Nam ra cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các thung lũng, khe suối, bãi bồi là nơi lựa chọn đào đãi đá quý của dân khai thác tự do, trái phép.
Bà Hnen Niê, một người dân sống gần khu vực suối Ia Bal ngao ngán: “Cách đây khá lâu, một số người dân đã vô tình đào được những viên đá nhỏ có màu sáng đẹp. Sau đó, người ta đem thử thì biết đó là đá quý có tên saphia. Cũng từ đó, dòng người từ khắp nơi kéo về đây tranh nhau khai thác. Ngay cả bà con mình cũng có nhiều người bỏ nương, rẫy ra suối đào đãi đá. Rồi cũng có nhiều người đi làm thuê cho người ta để lấy tiền công. Không biết ở đây thật sự có mỏ đá quý như người ta đồn thổi hay không, nhưng bà con mình thì đã bị ảnh hưởng nhiều. Khổ nhất là dòng suối bao lâu nay dùng để tắm giặt, nấu nướng đã trở trên đục ngầu, lởm chởm đá sỏi. Không riêng gì suối Ia Bal và ngay cả suối Ia Kul cũng bị đào bới nham nhở, dọc hai bên suối đầy rẫy những hố sâu”.
Không riêng gì tỉnh Đắk Lắk, ở các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, tình trạng khái thác khoáng sản trái phép như vàng sa khoáng, cát, đá chẻ… diễn ra từ nhiều năm qua nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. |
Ngoài khai thác trái phép đá quý, việc khai thác đất sét để sản xuất gạch và khai thác cát trên dòng sông Krông Ana và sông Krông Nô cũng là những điển hình của sự hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Với việc khai thác đất sét trên địa bàn huyện Krông Ana, theo thống kê đến thời điểm này toàn huyện có 70 cơ sở đang hoạt động, nhưng trong đó chỉ có 2/70 cơ sở có giấy phép khai thác còn hiệu lực. Các cơ sở còn lại tự thỏa thuận hợp đồng với các hộ dân có đất ruộng để khai thác lấy sét, mà không thông qua chính quyền địa phương. Việc khai thác đất sét của các đơn vị này diễn ra tràn lan, không theo quy hoạch, mua bán chuyển nhượng đất đai để khai thác đất sét bất hợp pháp, không thực hiện việc cải tạo đồng ruộng để trả lại diện tích canh tác nông nghiệp cho người dân…
Hay việc khai thác cát của một số cơ sở trên sông Krông Ana và sông Krông Nô, huyện Krông Ana, cũng không tuân thủ theo quy định của giấy phép khai thác và đề án được phê duyệt, dẫn đến việc sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến diện tích sản xuất đất nông nghiệp. Điển hình, tại khu vực trạm bơm 3, xã Hòa Bình, huyện Krông Ana, đoạn sông được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp phép khai thác cho Hợp tác xã Đoàn Kết, bị sạt lở vào bờ từ 30 - 50m, làm ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp của người dân.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị khai thác cát chưa chấp hành việc báo cáo định kỳ về sản lượng khai thác hàng năm, tự ý hợp đồng khai thác với các đơn vị chưa được cấp phép, sử dụng quá số lượng tàu bơm hút cát so với đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt…
Không riêng gì tỉnh Đắk Lắk, ở các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép như vàng sa khoáng, cát, đá chẻ… diễn ra từ nhiều năm qua nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. Trong khi đó, công tác thanh tra, xử lý những hành vi vi phạm vẫn chưa nghiêm, chưa kịp thời, để kéo dài dẫn đến nhiều phát sinh phức tạp; công tác quản lý và trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản vẫn còn bị buông lỏng…
Tại tỉnh Kon Tum, một số điểm vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật như: Các xã Đắk Pét, Đắk Long, Đắk Blô, Đắk Nhoong (huyện biên giới Đắk Glei); sông Pô Kô, thung lũng Đắk Hniêng (huyện biên giới Ngọc Hồi); xã Đắk Pne (huyện Kon Rẫy); xã Hơ Moong, Ya Tăng, Mô Rai (huyện biên giới Sa Thầy); sông Đắk Bla (TP Kon Tum)…
Bất cập trong quản lý
“Qua kiểm tra thực tế tại khu vực khai thác đá quý saphia và thạch anh ở xã Cư Klông cho thấy, việc phát hiện và khai thác được xuất phát từ người dân khai thác khoáng sản tự do. Nhằm bảo đảm an ninh khu vực, môi trường sinh thái và tránh thất thoát tài nguyên quý hiếm, chúng tôi đã phối hợp với các phòng, ban chức năng huyện Krông Năng ra quân truy quét, bố trí các trạm tuần tra giao thông trên các tuyến đường và khu vực khai thác khoáng sản trái phép, bố trí lực lượng ăn ở thực địa nhằm kiểm tra, truy đuổi và xử lý người dân từ các nơi đổ về đây thành lập băng nhóm để tham gia khai thác khoáng sản trái phép. Tuy nhiên, do khu vực khai thác khoáng sản trái phép nằm trong rừng, địa hình hiểm trở, đường giao thông đi lại lầy lội và dốc cao nên rất khó khăn cho công tác truy quét, tịch thu máy móc, phương tiện. Vì vậy, các nỗ lực ban đầu của chúng tôi chỉ mới tiến hành giải tỏa được vị trí khai thác ở suối Ia Bal và hạn chế được người dân từ các nơi đổ về để khai thác khoáng sản trái phép, chứ chưa giải tỏa được triệt để tận gốc” - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum do chưa được các cấp có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật vẫn xảy ra ở một số địa phương do việc kiểm tra chưa thường xuyên, chưa phát hiện được những trường hợp vi phạm, hoặc khi phát hiện không xử lý triệt để. Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Xây dựng, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan; chủ tịch UBND các huyện, thành phố, giám đốc các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên quan; UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp hữu hiệu nhằm xử lý triệt để tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép…
Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum đã ký quyết định phê duyệt, bổ sung điều chỉnh quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020 cho 20 đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đây cũng chính là một trong những giải pháp quan trọng để đưa việc khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn vào đúng quy hoạch và hạn chế tối đa tình trạng khai thác trái pháp luật như hiện nay.
Trung Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân