Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thu Huyền
Thứ năm, 22/10/2020 - 14:13
(Thanh tra) - Nhiều năm nay, người dân và hành khách tại bến phà Phú Định đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn cho hành khách qua phà cũng chưa được chú trọng đúng mức.
Rác thải “bủa vây” bến phà Phú Định. Ảnh: Thu Huyền
Rác thải tràn ngập bến phà
Phà Phú Định nằm ở ngã ba sông, có 3 bến nối giữa phường 16 và phường 7, quận 8 và hướng đi về chợ Bình Điền, TP Hồ Chí Minh. Đây là một trong những tuyến phà quan trọng của TP Hồ Chí Minh.
Con đường vào bến phà Phú Định thuộc phường 16 quận 8 đã xuống cấp, hư hỏng nhiều năm nay. Dọc hai bên đường, những người buôn bán lấn chiếm lòng lề đường gây ách tắc. Trời mưa, tuyến đường ngập ngụa bùn đất, ổ gà, đi lại khó khăn.
Dọc bờ kè, rác thải được chất thành đống, tràn cả xuống lòng sông. Rác thải sinh hoạt, rác thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ khu vực lân cận, rác thải do hành khách qua phà bỏ lại… gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và khiến bến phà trở nên nhếch nhác, mất mĩ quan.
Dưới lòng sông, hai bên mạn phà bị bao vây bởi rác thải sinh hoạt như túi ni lông, vỏ hộp sữa, vỏ dừa, thùng xốp… xen lẫn trong lớp lục bình ken đặc. Mùi hôi bốc lên từ đám rác khiến nhiều hành khách và người dân sống quanh vùng không khỏi lo ngại.
“Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay. Mùi hôi bốc lên rất khó chịu nhưng không còn cách nào khác nên đành phải chấp nhận cảnh sống chung với ô nhiễm”, một chủ tiệm cà phê cạnh bến phà cho hay.
Được biết, chính quyền và các ngành chức năng đã có nhiều đợt ra quân, thu dọn rác thải, đồng thời tuyên truyền tới người dân, hành khách tại bến phà Phú Định về ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Nguy cơ mất an toàn
TP Hồ Chí Minh đang vào mùa mưa. Nước sông dâng cao kèm theo mưa lớn, dòng chảy rất mạnh. Trên các chuyến phà tại bến Phú Định, hành khách chen chúc và hầu hết không mặc áo phao. Lái phà và các nhân viên không phát áo phao cho hành khách, không nhắc nhở hành khách mặc áo phao để đảm bảo an toàn.
Phà Phú Định hoạt động 24/24 giờ, lượng khách đông nhất là vào các thời điểm 6 giờ 30 phút sáng và 6 giờ chiều. Người dân xuống phà chen chúc nhau cho tới khi không còn chỗ đứng. Hầu hết hành khách chỉ quan tâm tới việc tìm cho mình có một chỗ trên phà, nhưng không ai quan tâm tới việc mặc áo phao để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Trên phà, những chiếc áo phao được cột lại với nhau treo giữa phà hoặc treo ở dọc lan can, nhiều cái đã bị ố bẩn, hỏng khóa an toàn. Mỗi khi phà cập bến, hành khách lên xuống phà tạo ra cảnh chen lấn, lộn xộn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao, nhất là vào những giờ cao điểm.
Một hành khách tại bến Phú Định, khi được hỏi về lý do không mặc áo phao, đã hồn nhiên trả lời: “Chỉ đi có vài phút thì mặc áo phao làm gì cho mất công và những chiếc áo phao đó trông bẩn, mốc nên không muốn mặc”.
Thông tư 15/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định: Mỗi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện, từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.
Khoản 2 Điều 27 Nghị định 132/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông”.
Thiết nghĩ, chính quyền và các ngành chức năng tại TP Hồ Chí Minh cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm tuyên truyền, vận động người dân và hành khách tại bến phà Phú Định nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa. Đồng thời, cần có những hình thức xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm, để chấn chỉnh tình trạng nói trên.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khẳng định, sẽ kiên quyết xử lý, không để tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài; không thỏa hiệp với hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường…
Hải Hà
21:28 20/11/2024Hoàng Nam
20:46 20/11/2024Uyên Phương
11:48 20/11/2024Hương Trà
14:31 19/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân