Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 29/03/2015 - 14:09
(Thanh tra)- Là tỉnh miền núi phía Bắc, Hòa Bình được xếp vào hạng giàu tiềm năng khoáng sản cả về số lượng, trữ lượng và chất lượng. Tuy nhiên, công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức.
Giàu tiềm năng
Tài nguyên khoáng sản ở Hòa Bình được chia làm 3 nhóm: Nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm khoáng sản kim loại và nhóm khoáng sản phi kim loại. Hiện nay, một số loại khoáng sản đã được khai thác như: Amiăng, than, đá vôi, nước khoáng, sắt, ăngtimon... Trong đó, đá, nước khoáng, đất sét là loại khoáng sản có trữ lượng lớn. Đá gabrodiaba có trữ lượng 2,2 triệu m3, đá granit trữ lượng 8,1 triệu m3, đặc biệt là đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn.
Ngoài ra, còn có 6 mỏ than đá loại nhỏ và 2 điểm khai thác than. Mỏ, điểm khai thác than tập trung ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lượng cấp C1 là 982.000 tấn. Đoollômit, barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó còn một số mỏ chưa xác định rõ về trữ lượng. Về đất sét, được phân bố ở địa bàn các huyện vùng thấp như Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi… có trữ lượng ước tính từ 8 đến 10 triệu m3.
Làm việc với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chúng tôi được biết: Trong nhóm khoáng sản nhiên liệu, than đá là loại khoáng sản quan trọng nhất, được phát hiện và khai thác sớm nhất trong tỉnh. Hiện nay, Hòa Bình đã phát hiện 4 mỏ than quy mô nhỏ là Đồi Hoa, Làng Vọ, Suối Hoa, Bảo Hiệu và 3 điểm than là Nhân Đạo, Mường La, Đoàn Kết. Tài nguyên khoáng sản than đá trên toàn tỉnh dự báo ước tính khoảng 15 triệu tấn.
Hòa Bình có gần như đầy đủ các loại khoáng sản kim loại: Kim loại thường, kim loại quý hiếm, kim loại phóng xạ. Ngoài ra, còn có quặng thiếc, vàng, đồng, chì, kẽm, đa kim. Khoáng sản phi kim loại có 3 mỏ prit ở làng Củ, Vọ Cỏ, Mường Chù và 22 điểm quặng prit phân bố trên địa bàn các huyện. Đặc biệt là vàn, kim loại này tập trung nhiều nhất ở các huyện Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn.
Hòa Bình là tỉnh giàu tiềm năng khoáng sản, nhưng trong những năm qua chưa khai thác được hết tiềm năng này để làm giàu. Trong khi đó, công tác quản lý khai thác các loại khoáng sản vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.
Khó khăn trong quản lý khai thác
Một ngày đầu tháng 3/2015, chúng tôi đến xã Cuối Hạ huyện Kim Bôi, 1 trong 4 mỏ than quy mô nhỏ của tỉnh Hòa Bình. Thật khó mà biết được đâu là khu khai thác của đơn vị được cấp phép, đâu là hầm lò của “than thổ phỉ”. Than chất thành từng đống lớn, xe to, xe nhỏ nối đuôi nhau chuyển than ra bãi tập kết. Mỏ than này đã khai thác nhiều năm nay, trữ lượng đã gần cạn kiệt. Do khai thác theo kiểu “thổ phỉ” nên môi trường làm việc của người lao động trong hầm lò không được quan tâm. Tại đây đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như cháy, nổ khí trong hầm lò, gây chết, bị thương nhiều người. Chính quyền huyện Kim Bôi và các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý các chủ lò nhưng các hầm lò vẫn tổ chức khai thác một cách công khai.
Cũng trên địa bàn huyện Kim Bôi, từ năm 2013 đến nay đã xuất hiện nhiều điểm khai thác vàng trái phép tại các xã Kim Bôi, Mỵ Hòa, Bắc Sơn, Nam Thượng. Các chủ lò đầu tư mua tàu hút, máy xúc, sàng sắt cỡ lớn, đưa vào các sông, suối hoạt động khai thác. Có khu vực như đoạn sông Bôi qua xã Mỵ Hòa, Nam Thượng, các chủ lò hoạt động cả ngày đêm. Lực lượng công an đã tổ chức nhiều đợt truy quét, thu giữ nhiều phương tiện như máy xúc, máy sàng sắt, đầu máy nổ của đối tượng khai thác vàng.
Tại một số xã vùng Nam Lương Sơn, tình trạng khai thác vàng làm thiệt hại hàng ha ruộng, đất màu, đất rừng sản xuất, ảnh hưởng đến sự an toàn của hồ, đập, phá vỡ cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt khu dân cư. Trên địa bàn huyện Yên Thủy, thời gian qua đã phát hiện, đình chỉ hoạt động 4 điểm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép tại xóm Đại Đồng, xóm Đồi 1 (xã Ngọc Lương), Hồ Bai Cái, xã Đoàn Kết và xóm Bông Bạc, xã Lạc Hưng.
Đặc biệt, điểm than xóm Cỏ, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, do Công ty TNHH MTV Phương Bắc khai thác đã hết phép từ mấy năm nay, nhưng vẫn ngang nhiên khai thác, không bị chính quyền và các cơ quan chức năng huyện ngăn chặn, xử lý. Điều này đã gây bức xúc trong nhân dân.
Ngày 17/9/2012, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND về xử lý các dự án khai thác khoáng sản đã được cấp phép nhưng không tổ chức khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra, tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 8 giấy phép khoáng sản không hiệu quả, lập thủ tục đóng cửa một số mỏ khoáng sản đã hết phép như: Mỏ antimon tại xã An Bình (Lạc Thủy), mỏ than Lỗ Sơn (Tân Lạc).
Hiện nay, tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vẫn diễn ra với quy mô nhỏ, lẻ, rải rác trên địa bàn các huyện. Tuy nhiên, nếu công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản chỉ khoán trắng cho Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan công an thì hiệu quả không cao. Cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cấp xã, xóm. Và, phải có sự hợp tác đắc lực của nhân dân trong việc chấp hành, phát hiện vi phạm luật về khoáng sản, giúp cơ quan chức năng xử lý kịp thời.
Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân