Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 06/07/2015 - 16:44
Sầm Sơn được biết đến là địa điểm du lịch lý tưởng trong dịp hè. Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam – thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Tuy nhiên những năm gần đây, Sầm Sơn phát triển quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ khiến Thị xã du lịch này đang phải đối mặt với “vấn nạn” ô nhiễm, đặc biệt ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Tại cống nước thải của thị xã ở cuối bãi tắm C, đầu bãi tắm D. Hằng ngày nước thải của toàn thị xã chứa mùi hôi thối nồng nặc cùng nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản quanh đấy đổ trực tiếp xuống cống rồi xả thẳng ra biển, trông chẳng khác gì vết sẹo quái ác trên gương mặt đẹp của cô gái biển Sầm Sơn. Thực ra đây chỉ là một trong số các “vết sẹo” như vậy đang tồn tại. Bởi ngoài các nguồn nước thải từ sông Đơ, thì hiện có không ít điểm bị thẩm thấu ngầm và chảy thẳng ra biển như điểm chân đền Độc Cước (khách sạn Biển Nhớ), và điểm thuộc địa phận phường Trung Sơn (Khách sạn Mai Trang). Tại điểm chân đền Độc Cước, Công ty CP môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Sầm Sơn đã cho xây một bức tường dưới gầm khách sạn Biển Nhớ để ngăn nước ko chảy ra, tuy nhiên đó chỉ là cách làm rất thủ công và chỉ xử lý được bề nổi, bởi nước không thoát ra được thì sẽ thẩm thấu và chảy ngầm, còn vào những ngày mưa thì toàn bộ số nước trên cũng sẽ theo nước mưa chảy thẳng ra biển.
Không những vậy, do hệ thống kỹ thuật hạ tầng của Thị xã còn thiếu đồng bộ, hệ thống thoát nước còn sơ sài cộng với việc làm ăn tắc trách của một số đơn vị nên gần như toàn bộ các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn đều không có hệ thống xử lý nước thải cũng như giấy phép xả thải của Sở Tài nguyên Môi trường (yêu cầu phải xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường) nhưng hàng ngày vẫn xả hàng chục, thậm chí hàng trăm m3 nước sinh hoạt thẳng ra môi trường. Các đơn vị trên có thể ngang nhiên xả thải như vậy, là do họ đã ký hợp đồng thoát nước với Công ty CP môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Sầm Sơn. Điều đáng nói, công ty này không cần biết các đơn vị trên đã xử lý nước thải theo quy trình hay chưa, chỉ cần ký hợp đồng, nộp tiền là xong. Chính bởi cách làm trên, nên mới có tình trạng bi hài khi có đơn vị đã ký hợp đồng dịch vụ thoát nước, nhưng lại không có đường ra của nước thải. Những hộ kinh doanh này thường chứa nước thải trong đơn vị mình, chờ cho thẩm thấu và đến khi không còn chỗ chứa thì họ bơm thẳng ra cống chung của Thị xã. Đây là hành vi vô cùng nguy hiểm đối với môi trường bởi nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nước ngầm.
Theo quy trình xử lý nước thải từ các cơ sở kinh doanh, nhà nghỉ, khách sạn, các cơ sở lưu trú, các hộ gia đình được thu gom theo các đường ống về trạm bơm trung chuyển. Sau đó được truyền dẫn qua các hồ sinh học, qua quá trình xử lý theo các tiêu chuẩn quy định mới được đổ ra sông Đơ. Tuy nhiên trên thực tế trong quá trình xử lý, do lưu lượng nước thải quá lớn, không có thời gian lưu giữ lâu trong các hồ nên Công ty CP môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Sầm Sơn đã bỏ qua các tiêu chuẩn kỹ thuật, lượng nước thải được thu gom về sẽ trực tiếp chảy ra môi trường. Nguy hiểm hơn là bãi rác này nằm ngay cạnh sông Đơ, đầu phía nam thông ra biển ở P.Trường Sơn tại Lạch Hới, xã Quảng Tiến. Nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý qua loa chảy thẳng xuống sông Đơ mang mầm bệnh đe dọa sự trong lành của bãi tắm và sức khỏe của người dân.
Một số người dân cho rằng, nguyên nhân của ô nhiễm là do Sầm Sơn phát triển quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ. Hiện, Sầm Sơn có gần 12.000 phòng nghỉ , cùng với đó là chuỗi nhà hàng, khách sạn ngày càng được đầu tư, nâng cấp. Tuy nhiên hầu hết các nhà hàng, khách sạn đều chưa coi trọng việc xử lý nước thải, phần lớn nước thải đều được đổ thẳng ra biển. Bên cạnh đó, hàng ngày có đến hàng trăm tàu thuyền khai thác thuỷ, hải sản, hàng chục xưởng chế biến cũng xả thải trực tiếp ra biển… Thêm nữa, cũng do người dân Sầm Sơn làm du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa có cái nhìn xứng tầm, mà đang chạy theo lợi nhuận trước mắt, bỏ qua tính lâu dài, bền vững. Với môi trường và cách xử lý như hiện nay, hàng triệu lượt du khách đến mỗi năm, theo nhẩm tính, chỉ trong vài năm nữa thôi, biển Sầm Sơn sẽ không thể tắm nổi do quá ô nhiễm.
Điều đó càng cho thấy, trong các “điểm đen” về ô nhiễm môi trường ở Sầm Sơn đều có liên quan đến chuyện quy hoạch và yếu tố kỹ thuật, khó khắc phục, do đó việc xử lý luôn là bài toán khó. Nhưng lẽ nào chính quyền Thị xã này “lực bất tòng tâm”, chấp nhận để cho gương mặt đẹp của cô gái biển Sầm Sơn vĩnh viễn mang những “vết sẹo” khiến du khách gần xa có thể quá kinh hãi mà bỏ đi nơi khác?.
Nghị định 80/2014/NĐ-CP ra đời đã cụ thể hóa công tác thi hành luật pháp về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Theo đó, người dân sử dụng nước sạch phải trả phí để xử lý chính nguồn nước mà họ thải ra môi trường, đây là yêu cầu bức thiết để bảo vệ môi trường. Chất lượng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Đảm bảo không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước sạch trên cùng địa bàn, khu vực. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ TN&MT ban hành.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ TN&MT, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện. Một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Nguyễn Hưng/ Người Hà Nội
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ chiều tối nay 12/12 đến chiều tối ngày 14/12, khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hoà có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.
Thái Hải
21:09 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải