Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 23/04/2015 - 06:31
(Thanh tra) - Theo Chương trình Đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020, mục tiêu đến năm 2015, lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chí đạt 85%, tái chế đưa vào sử dụng đạt 60%. Thế nhưng, đến nay tiêu chí này tại nhiều tỉnh, thành như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… khó đạt được.
Bãi chôn lấp rác thải tại khu Đa Phước, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trúc Lâm
Mục tiêu giảm ONMT bị phá vỡ
Số lượng rác thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển đến các khu xử lý làm phân compost đạt 24% (chỉ tiêu 40%), tái chế đạt 7,4% (chỉ tiêu 10%), đốt phát điện 5,2% (chỉ tiêu 10%), chôn lấp hợp vệ sinh đạt 63,2% (chỉ tiêu 40%). “Kế hoạch là vậy nhưng không thể thực hiện được”, một cán bộ Phòng Xử lý Chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) TP Hồ Chí Minh xác nhận.
Các chuyên gia về môi trường cho rằng: Vấn đề chính là ở cơ chế quản lý vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến rác được đưa đến các khu xử lý, nhà máy xử lý nhưng thực hiện không đúng định hướng và giấy phép đầu tư.
Thực tế, đến nay trung bình mỗi ngày TP Hồ Chí Minh phát sinh khoảng hơn 7.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt được phân bổ về 2 khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố và 2 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ tái chế nhựa, làm compost và đốt chất thải còn lại.
Trong đó, chỉ riêng Khu Liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước khoảng 4.200 tấn/ngày, nhưng đến nay hoàn toàn số lượng rác tập trung về chỉ là để chôn lấp. Thực tế, công suất thiết kế ban đầu của khu Đa Phước là 3.000 tấn/ngày, trong đó 1.500 tấn làm phân compost và đốt phát điện. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động đến nay, một số hạng mục đã không được đưa vào hoạt động. Việc khu Đa Phước chỉ dùng phương pháp chôn lấp đã làm sai lệch so với giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương của thành phố và đi ngược với chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Đồng Nai, từ năm 2010 về trước chỉ có 1 khu xử lý chất thải rắn thông thường và 1 đơn vị được cấp phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại với khoảng 750 chủ nguồn thải đăng ký.
Theo Sở TN&MT, thực hiện Quy hoạch Quản lý Chất thải rắn đến năm 2020 và tầm nhìn 2025, toàn tỉnh Đồng Nai có 9 khu xử lý chất thải với tổng diện tích hơn 430 ha, trong đó 5 khu có chức năng xử lý chất thải nguy hại. Đến thời điểm này đã có 7/9 khu xử lý đang hoạt động tiếp nhận chất thải, chất thải nguy hại. Phó Giám đốc Sở TN&MT Đồng Nai Nguyễn Ngọc Thường cho biết, khoảng trên 90% rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn được thu gom xử lý, nhưng chủ yếu là thực hiện chôn lấp hợp vệ sinh. Thế nhưng, các doanh nghiệp trên địa bàn mới chỉ trực tiếp thu gom khoảng 62% chất thải nguy hại đưa về các khu xử lý hoặc nhà máy xử lý, còn lại các đơn vị ngoài thu gom vận chuyển đi nơi khác, không kiểm soát được.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mỗi ngày phát sinh hơn 1.000 tấn chất thải rắn công nghiệp và 145 tấn chất thải nguy hại, với khoảng 72 cơ sở quản lý chất thải nguy hại, trong đó 22 đơn vị đang thực hiện thu gom, xử lý. Theo đánh giá của Sở TN&MT tỉnh này, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực quản lý chất thải còn nhiều, nhất là hình vi đổ trộm chất thải và đổ chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm và bức xúc trong nhân dân.
Cần cơ chế đặc thù
Thực trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) đang ngày càng gia tăng, nhưng cùng với việc thiếu kiểm soát chặt chẽ, là xảy ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thu gom, xử lý rác thải.
Theo bà Lý Minh Anh, Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Tài Tiến tại tỉnh Đồng Nai, ngoài việc cạnh tranh thu gom rác thải, các doanh nghiệp, nhà máy “đua nhau giảm giá” xử lý rác thải, ảnh hưởng lớn đến các đơn vị có nhà máy xử lý thực thụ. Có thời điểm nhà máy của DN Tài Tiến chỉ hoạt động khoảng 2 - 3 ngày/tháng đã bị hết rác.
Thu gom rác thải tại khu Hiệp Phước, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trúc Lâm
Thời điểm hiện tại, giá xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được các đơn vị thu gom với giá từ 3.500 - 8.000 đồng/tấn (tùy loại). Giá này được cho là giảm khoảng 15 - 20% so với thời điểm năm 2014. Để đảm bảo được nguồn rác phục vụ cho việc chôn lấp và đốt rác, nhiều DN đã phải tổ chức đội ngũ tiếp thị, thu gom rác từ các chủ nguồn thải.
Chính từ việc cạnh tranh khốc liệt và thiếu minh bạch trong thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, chất thải rắn khiến cho nhiều nhà máy, khu xử lý chất thải đang liên tục trong tình trạng “đói” rác.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, chất thải nguy hại phát sinh khoảng 270 tấn/ngày (tương đương khoảng gần 100 nghìn tấn/năm) trong khi trên địa bàn chỉ có 4 máy hoạt động dưới 50% công suất.
Theo đại diện của Cty Hà Lộc chuyên về xử lý chất thải, Cty hoạt động ổn định được cũng là nhờ lượng rác trúng thầu 5.000 tấn/năm chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp của Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, nhưng chỉ vài tháng nữa là hết hợp đồng. Với những cạnh tranh trên thị trường thu gom, xử lý rác như hiện nay, thì chưa biết diễn biến ra sao. Nhìn vào những gì đang diễn ra thì có đến khoảng 50%, tương đương khoảng gần 50 nghìn tấn chất thải nguy hại được các đơn vị ngoài địa bàn đến để thu gom, vận chuyển đi nơi khác.
Về vấn đề này, GS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường, Đại học Quốc gia TP HCM cho rằng: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “đổ vỡ các mục tiêu” giảm thiểu ONMT và chỉ tiêu xử lý rác thải, chất thải là khâu quản lý và chính sách chưa phù hợp. Thực tế, để nâng cao chất lượng môi trường, các địa phương đã thực hiện giám sát, siết chặt lượng rác thải, chất thải từ các chủ nguồn thải, đến việc thu gom, vận chuyển để tập trung về các khu, nhà máy xử lý rác. Kêu gọi, xử lý nghiêm các chủ đầu tư tham gia vào hoạt động xử lý rác tập trung, yêu cầu các dự án sử dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý rác như tái chế, đốt, chôn lấp hợp vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt và tái chế, đốt rồi chôn lấp an toàn đối với chất thải nguy hại. Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Văn Phước, đến nay “cần thêm cơ chế đặc thù đủ mạnh” để kiểm soát toàn bộ các khâu chủ nguồn thải, thu gom, xử lý.
Trúc Lâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân