Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/06/2017 - 06:31
(Thanh tra)- Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang diễn ra nhiều hoạt động quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6). Tuy nhiên, ngay tại TP Vũng Tàu, một trong những bãi biển đẹp nhất của Việt Nam lại phải đang gánh chịu hậu quả kinh doanh của hàng loạt nhà hàng, vựa hải sản chạy dọc ven biển theo tuyến đường Trần Phú có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Xe xếp hàng dài trước các vựa hải sản gây ách tắc giao thông, nhất là các ngày lễ và cuối tuần. Ảnh: TĐ
Tắc đường, kẹt xe vì nhà hàng, vựa hải sản
Thành thông lệ, cứ vào thứ 7, chủ nhật hoặc những ngày lễ, Tết, trên tuyến đường Trần Phú, đoạn từ số nhà 01 chạy dọc ven biển đến số 125 trở nên nhộn nhịp hơn hẳn. Các đoàn xe khách, xe con... chở khách du lịch đến ăn uống, mua hải sản nối đuôi nhau xếp hàng dài hai bên đường. Trong đó, khách du lịch và xe tập trung nhiều nhất đoạn từ nhà hàng Hưng Phát (số 109) đến hết nhà hàng hải sản Lâm Đường (số 125).
Đặc biệt, trong hai ngày 3 và 4/6 vừa qua (các hoạt động quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2017 tại Bà Rịa - Vũng Tàu diễn ra ngày 4/6), từ thời điểm khoảng 11 giờ trưa đến 22 giờ đêm, người lưu thông đi qua đây gặp rất nhiều khó khăn vì lượng xe và khách quá đông. Riêng tối thứ 7, ngày 3/6 đã có thời điểm giao thông bị kẹt cứng. Cảnh tượng tương tự cũng diễn ra tại khu vực đầu đường Trần Phú, đoạn đi qua nhà hàng Ghềnh Hào.
Theo quan sát của phóng viên, ngoài phần đường (bên số chẵn) với hàng dài nhà dân và hàng loạt nhà hàng thì đối diện bên kia đường (số lẻ) có hơn chục nhà hàng đã mọc lên hàng chục năm nay, chạy dọc theo mép bờ biển. Tuy nhiên, lượng khách tập trung nhiều nhất tại khu vực nhà hàng và vựa hải từ số nhà 332 đến 336 đường Trần Phú và đối diện phía mép bờ biển từ số 115 đến 125 với những cái tên: Nhà hàng Thành Phát, Tân Ký, Tân Phát... Tại khu vực này, ngoài việc sử dụng nhà hàng phía mép biển các chủ nhà hàng đã đầu tư thêm các vựa hải sản phía bên số chẵn để vừa bán cho khách hàng ăn uống tại nhà hàng hoặc mua bán hải sản qua đường. Để thu hút khách, các nhà hàng thường giới thiệu cho khách lựa chọn các loại hải sản: Cua, ghẹ, tôm, hàu sống... từ phía bên số chẵn, sau khi chế biến nhân viên bê sang phục vụ khách bên số lẻ.
Chính quy trình này đã dẫn đến tình trạng lộn xộn ngay trước cửa vựa hải sản và cửa ra vào nhà hàng. Đồng thời, do địa hình và vị trí đất các nhà hàng này không có bãi đậu xe nên khi xe đưa khách hàng đến trước cửa vựa hải sản buộc xe phải quay một vòng để đưa về khu vực mé đường phần ngược lại đậu xe. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thường xuyên kẹt xe, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ngay tại trước cửa khu vực nhà hàng Thành Phát I, Thành Phát II, Tân Phát...
Dấu hiệu vi phạm môi trường nghiêm trọng
Do tính chất của việc sắp xếp bán hàng ngay hai bên đường nên thường xuyên diễn ra cảnh lộn xộn, chen lấn nhau bởi việc bán hàng của các vựa hải sản được đặt ngay bên lề đường; thậm chí, một số khâu chế biến hải sản cho khách hàng cũng được tiến hành luôn tại chỗ. Trong khoảng thời gian 12 giờ trưa ngày 4/6, chúng tôi có mặt tại vựa hải sản Thành Phát số 334 Trần Phú, đã tận mắt chứng kiến sau khi đập, bóc tách hàng loạt hàu sống, nhân viên vựa hải sản đã trực tiếp rửa bằng vòi nước máy và xả thẳng toàn bộ nước ra ven đường.
Tương tự, tại vựa hải sản Tân Ký (số 336), nước tại các chậu, bồn đựng nghêu, ốc hương... do không có máng chứa, gom nước nên toàn bộ nước thải được xả thẳng ra đường. Việc các vựa hải sản bán và chế biến một số mặt hàng ngay tại vỉa hè ngoài chuyện gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị còn vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bờ biển bị lấn chiếm để mở rộng Nhà hàng Thành Phát. Ảnh: TĐ
Phía bên phần mép bờ biển, có gần chục nhà hàng, hầu hết được xây dựng lấn chiếm mặt nước biển để kinh doanh diễn ra từ nhiều năm trước nên đã xuống cấp, kết cấu cọc gỗ, lớp bảo vệ bằng bê tông đã nứt gãy, xuống cấp, sàn giả bê tông, nền gạch men, mái tôn, vách tạm...
Theo quan sát của phóng viên, tuy được xây dựng khá tạm bợ, nhưng vào những ngày lễ, tết, cuối tuần các nhà hàng này luôn đông nghẹt khách, khách hàng ăn uống xong trực tiếp vứt đồ ăn thừa hoặc xả rác trực tiếp xuống biển. Vào thời điểm đông khách, nhân viên phục vụ chỉ dọn dẹp qua loa để khách vào ngồi bàn; đến cuối ngày, khoảng 22 giờ các nhà hàng đồng loạt lau dọn bàn ăn, rửa sàn nhà... toàn bộ rác trên sàn nhà hàng và nước rửa sàn được xả thẳng ra biển mà không qua bất kỳ một khâu xử lý nào.
Hầu hết các nhà hàng bên mép biển này đều thuộc diện lấn chiếm hành lang biển và xây dựng không phép, đã bị cơ quan chức năng TP Vũng Tàu lập biên bản xử lý vi phạm.
Điều khó hiểu là sau mỗi lần kiểm tra, xử phạt, tình trạng vi phạm vẫn không chấm dứt, không được khắc phục. Điệp khúc vi phạm, xử phạt và tồn tại đang khiến môi trường biển Vũng Tàu vẫn từng ngày bị xâm hại.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc vì sao không chấm dứt được tình trạng này.
Trần Đắc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ chiều tối nay 12/12 đến chiều tối ngày 14/12, khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hoà có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.
Thái Hải
21:09 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC