Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 21/03/2015 - 06:32
(Thanh tra)- Mới chỉ bước vào đầu mùa khô nhưng hạn hán khốc liệt đã hoàn hành trên nhiều địa bàn của tỉnh Đắk Lắk.
Ông Trần Văn Cứ, Phó Chủ tịch xã Cư KTy lo lắng khi nước hồ đã cạn trơ đáy. Ảnh: Quỳnh Anh
Không chỉ hàng trăm ha hoa màu bị chết khô do thiếu nước tưới mà ngay cả đời sống của người dân cũng gặp khó khăn. Gần 1.000 hộ dân ở huyện Krông Bông, hàng trăm hộ ở huyện Krông Năng và Lắk đang vất vả chống chọi với việc thiếu nước sinh hoạt khi các giếng nước, sông suối, công trình cấp nước tập trung đã cạn trơ đáy.
UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tính đến đầu tháng 3/2015, toàn tỉnh có hơn 4.000 ha cây trồng (gồm 1.000 ha lúa, 3.200 ha cà phê) bị hạn nặng, trong đó đã có 86,3 ha lúa mất trắng hoàn toàn. Riêng tại TP Buôn Ma Thuột, tình trạng cắt nước luân phiên (ngày có, ngày cắt) đã diễn ra cả tháng nay.
Theo ghi nhận của phóng viên, từ tháng 12/2014 đến nay, địa bàn huyện Krông Bông không có lấy một hạt mưa, thời tiết nắng nóng liên tục cộng với việc mực nước ngầm suy giảm nghiêm trọng đã “biến” nhiều xã của huyện thành vùng đất khô cằn, nứt nẻ, cây trồng chết héo. Thời điểm này, nắng nóng bao trùm lên hàng trăm hộ dân xã Cư Kty (huyện Krông Bông). Theo phản ánh của người dân, ngay từ đầu tháng 1, mọi người đã phải chắt chiu từng xô nước và đi mua nước sinh hoạt từ các xã xung quanh.
Đều đặn ngày 7 đến 8 lượt, dưới cái nắng như thiêu như đốt, bà Nguyễn Thị Ba (71 tuổi, trú tại thôn 2, xã Cư KTy) vẫn phải còng lưng đi bộ mấy cây số để gánh nước về cho gia đình. Bà Ba chia sẻ: “Hằng ngày công việc tôi làm chỉ dồn hết cho việc gánh nước. Khô hạn đã khiến cho giếng nước của nhà cạn kiệt, có đào sâu thêm bao nhiêu cũng không thấy mạch. Mặc dù dùng rất tiết kiệm nhưng mỗi ngày tôi vẫn phải dành 10.000 đồng để mua nước chứ nếu không cả người và vật chết khô”.
Không chỉ có gia đình bà Ba mà 200 hộ dân ở Cư KTy cũng đang chịu cùng cảnh ngộ. Anh Lê Thanh Tứ (thôn 2, xã Cư KTy) lo lắng: “Mỗi ngày tôi phải đánh xe bò đi mua 4 phi nước về cho gia đình. Mỗi phi nước là 7.000 đồng. Nếu hạn hán tiếp tục kéo dài sợ rằng chúng tôi không còn đủ nước để mua”.
Ông Trần Văn Cứ, Phó Chủ tịch UBND xã Cư KTy cho biết: “Địa bàn xã trước giờ nguồn nước ngầm vốn hiếm rồi, giờ khô hạn càng trở nên khan hiếm hơn. Năm 2010, xã được đầu tư xây dựng công trình nước sạch nhưng do không đủ chi phí để đấu nối đường ống nên một số nơi trong xã nguồn nước không đưa về được. Trước tình trạng thiếu nước trầm trọng như hiện nay, xã đã kiến nghị lên huyện để xin chi phí đưa nước sinh hoạt về cho dân”.
Phần lớn các hồ nước trên địa bàn tỉnh đã cạn từ 4-5m, các ao hồ nhỏ do người dân tự đào cạn trơ đáy. Người dân đang trông ngóng từng giọt mưa mới mong cứu được cây cà phê trong đợt tưới nước thứ 2. Theo anh Nguyễn Đắc Thắng, cán bộ Khuyến nông xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk), do thiếu nước, người dân tranh dành nước tưới cho lúa và cà phê nên để đảm bảo an ninh, những ngày này xã phải cắt cử người về điều tiết nước. “Để đảm bảo nước tưới, chúng tôi đang tích cực tuyên truyền người dân áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê, tránh tình trạng tưới ào ạt, xả tràn như thói quen để tránh lãng phí nguồn nước cho các đợt tiếp theo”, anh Thắng nói.
Trước tình trạng khô hạn khốc liệt, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra để giám sát tình hình khô hạn, chỉ đạo người dân thực hiện nhiều giải pháp chống hạn như đắp các đập bổi trên suối để nâng cao mực nước, đào sâu các kênh, lạch dẫn nước từ sông vào trong cánh đồng, phát dọn, nạo vét kênh mương, khơi sâu và đào thêm giếng để khai thác nước ngầm, huy động các loại bơm hiện có và dự kiến đặt một số trạm bơm dã chiến để bơm nước tưới cho lúa, cà phê.
Quỳnh Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ chiều tối nay 12/12 đến chiều tối ngày 14/12, khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hoà có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.
Thái Hải
21:09 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải