Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 17/09/2021 - 17:35
(Thanh tra) - Dự thảo Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn đến năm 2050 xác định mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có thể nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính 35% so với Kịch bản Phát triển Thông thường (BAU) khi có sự hỗ trợ của quốc tế, đạt phát thải đỉnh vào năm 2045, phấn đấu phát thải trung bình hòa các-bon vào nửa sau thế kỷ.
Đến năm 2030, Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính 35%. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ngày 17/9, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã họp trực tuyến về xây dựng Chiến lược Quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050.
Tại cuộc họp, Cục BĐKH, Bộ TN&MT cho biết, Chiến lược được xây dựng trên quan điểm Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa sống còn để phát triển bền vững đất nước, góp phần thực hiện nỗ lực toàn cầu theo Công ước khung của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris.
Ứng phó với BĐKH phải được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, gắn kết hài hòa với bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bình đẳng giới, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế các-bon thấp, hướng tới trung hòa các-bon và tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại; ứng phó với BĐKH là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn thể người dân và cộng đồng doanh nghiệp…
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là giảm tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước tác động của BĐKH thông qua tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực Trung ương của hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội; bảo đảm tiến bộ xã hội, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH.
Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình, cam kết thực hiện các điều ước quốc tế về BĐKH, giám sát các nguồn phát thải, tăng cường hấp thụ khí nhà kính, phát triển thị trường các-bon, phát triển kinh tế các-bon thấp, đạt đỉnh phát thải vào năm 2045, hướng tới trung hòa các-bon trong dài hạn.
Trong đó, Dự thảo Chiến lược xác định mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có thể nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính 35% so với BAU khi có sự hỗ trợ của quốc tế, đạt phát thải đỉnh vào năm 2045, phấn đấu phát thải trung bình hòa các-bon vào nửa sau thế kỷ…
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bày tỏ sự nhất trí cao về những nội dung liên quan đến quan điểm xây dựng và mục tiêu chung của Chiến lược.
Tuy nhiên, về mốc thời gian cụ thể giảm phát thải và trung bình hòa các-bon, các ý kiến cho rằng, ban soạn thảo cần xem xét và thống nhất lại với các bộ, ngành liên quan. Từ thực tiễn tình hình trong nước và kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam không nên đặt ra một mốc thời gian cụ thể về trung bình hòa các-bon, đồng thời, cần thận trọng xem xét lại mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính 35% so với BAU vào năm 2030.
Ông Trần Thục, Chủ tịch Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Quốc gia về BĐKH cho rằng, Việt Nam đã thống nhất đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Chính vì vậy, mục tiêu đạt phát thải đỉnh vào năm 2045 là hợp lý và có cơ sở.
Về vấn đề trung bình hòa các-bon, ông Thục cho rằng, đây là mục tiêu mà các nước trên thế giới rất muốn nhìn thấy cam kết và hành động của Việt Nam, do đó, dự thảo Chiến lược nên đưa ra một dấu mốc cụ thể hơn về thời gian đạt được mục tiêu này…
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành nhấn mạnh: Để xây dựng Chiến lược, chúng ta cần đánh giá được kết quả thực hiện Chiến lược năm 2011. Từ đó, xây dựng Chiến lược mới mang tính toàn diện, phù hợp. Ngoài ra, Chiến lược mới cần đưa ra những điểm nhấn, đột phá, ưu tiên trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Hơn nữa, Chiến lược cần giải quyết được bài toán kinh tế trong ứng phó BĐKH, cần có những nghiên cứu và tổng hợp cụ thể hơn, làm rõ những lợi ích kinh tế đối với từng đối tượng như cơ quan Nhà nước, cộng đồng, nhất là các doanh nghiệp khi tham gia cam kết và thực hiện thành công các cam kết về ứng phó BĐKH.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền