Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 12/11/2020 - 12:22
(Thanh tra) - Sáng 12/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai họp chỉ đạo ứng phó với bão số 13 (bão VAMCO).
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão VAMCO có nhiều kịch bản di chuyển. Ảnh: TH
Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, 7 giờ sáng nay, bão VAMCO đã đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật 15, trở thành cơn bão số 13 năm 2020. Bão di chuyển chủ yếu hướng Tây trong 1-2 ngày tới.
Phân tích về hướng di chuyển của cơn bão này, ông Khiêm cho biết, rất nhiều kịch bản di chuyển được tính toán trong cơn bão này. Các mô hình quốc tế và Việt Nam không có sự thống nhất cao, có mô hình thì hướng lên phía bắc, mô hình khác hướng vào Trung Trung Bộ...
"Theo phân tích của Việt Nam, trong 2-3 ngày tới hệ thống khí áp hành tinh sẽ tạo ra nhiễu động cùng với áp cao thuận nhiệt đới suy yếu nên khi cơn bão này dịch chuyển vào đến kinh tuyến 112-113 thì hướng bão sẽ chệch lên phía tây bắc, đâm vào phía bắc của Trung Trung Bộ" - ông Khiêm nói.
Về cường độ, hiện trên toàn bộ vùng Biển Đông có nhiệt độ trên 27 độ C, gần bờ nhiệt thấp hơn, nên bão sẽ duy trì ở cấp 11-12, khi vào gần bờ cấp độ sẽ giảm bớt.
Lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cũng đưa ra các kịch bản về diễn biến cũng như hướng đổ bộ của bão số 13.
Kịch bản 1 (xác suất 70-80%), bão đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ. Thời gian bắt đầu ảnh hưởng trên đất liền khoảng từ đêm ngày 13/11. Cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12; khi vào vùng biển ven bờ giảm 2-3 cấp. Từ đêm 13/11-15/11, từ Quảng Bình đến Phú Yên có mưa lớn, lượng mưa phổ biến khoảng 100-250mm, riêng Quảng Trị đến Quảng Ngãi lượng mưa có thể lên đến 350mm.
Từ 13-15/11, trên các sông từ Nghệ An đến Bình Định xuất hiện đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông ở Quảng Trị, Huế, Quảng Nam ở mức báo động 2 - báo động 3, có sông lên trên báo động 3; các sông Quảng Ngãi, Bình Định lên mức báo động 2, và trên báo động 2, các sông chính ở Nghệ An ở mức dưới báo động 1.
Kịch bản 2 có xác suất thấp hơn, bão đi lên phía Bắc suy yếu và di chuyển vào Bắc Trung Bộ. Theo kịch bản này, thời gian bão bắt đầu ảnh hưởng đến đất liền khoảng từ ngày 14/11. Cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12, khi vào vùng biển ven bờ mạnh cấp 7-8.
Mưa sẽ kéo dài ra phía Bắc, cả đồng bằng Bắc Bộ, từ ngày 14-16/11, Bắc và Trung Trung Bộ, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa khoảng 100-150mm, có nơi trên 200mm. Nếu áp cao thuận nhiệt đới yếu hơn nữa thì cơn này men theo dọc hướng tây, bắc tây bắc, đi vào giữa Bắc Trung Bộ và nam đồng bằng Bắc Bộ, tốc độ di chuyển chậm lại 10-15km, thời gian ảnh hưởng kéo dài, khả năng đến ngày 16/11.
Kịch bản 3, bão VAMCO duy trì cường độ cấp 12, giật cấp 15 trên Biển Đông, duy trì ổn định hướng Tây trong ngày 12-13/11. Từ ngày 14/11, đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Khi đi đến kinh tuyến 112 sẽ đâm thẳng vào Trung Trung bộ (các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế). Cường độ khi đi vào vùng biển sát bờ giảm 2-3 cấp so với cường độ trên biển Đông, nhưng lượng mưa sẽ dồn dập và khả năng lượng mưa trong 6 tiếng 100-150mm.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường lưu ý các tính chất của cơn bão: Vào biển Đông với tốc độ gió rất lớn; thời điểm thường với quy luật bão đổ bộ Biển Đông và vào Việt Nam ở cuối mùa bão thường trôi xuống phía Nam; hình thái chi phối đường đi chính của cơn bão là áp cao nhiệt đới hoạt động yếu dẫn đến rất nhiều nhân tố phụ sẽ chi phối đường đi của cơn bão (nhiệt độ mặt nước biển, dòng hải lưu…). Điều đó cho thấy tính khó đoán định của cơn bão.
Do vậy, hoàn toàn không được chủ quan, chú ý phạm vi ảnh hưởng trên biển lớn, phạm vi dự báo có thể mở rộng ra cả phía Vịnh Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị quán triệt 3 tuyến quan trọng cần quyết liệt ứng phó là “trên biển, sườn Tây sạt lở, hệ thống hồ”.
Trong đó, trên tuyến biển, kiên quyết trong phạm vi ảnh hưởng không để tàu thuyền nào hoạt động để đảm bảo an toàn cho ngư dân. Kể cả thuyền nhỏ ven bờ cũng phải quyết liệt; lồng bè, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ không để bất ngờ. Lưu ý đê biển, các tuyến chạy dài dọc miền Trung sẽ rất nguy hiểm.
Lưu ý hoàn lưu bão gây mưa, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, khu vực miền Trung chỉ cần mưa dồn dập 100-200m sẽ xảy ra sự cố toàn tuyến. Do đó, phải dự báo sát để quyết liệt trong các biện pháp ứng phó, nhất là các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên hết sức chú ý sạt lở.
“Tất cả hồ chứa từ Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hầu hết đều đầy ắp nước. Đây phải là đối tượng quan tâm đặc biệt, nhất là các hồ xung yếu, hồ sửa chữa”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp tổng kết Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2024.
Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Bảo Trân
11:54 08/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà