Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 23/09/2015 - 13:43
(Thanh tra) - Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo về truyền thông và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH) hướng tới hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về BĐKH (COP21) do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/9.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH
Có sự gia tăng về số các trận lũ và lưu lượng đỉnh lũ
Theo báo cáo về các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH (SREX Việt Nam), có bằng chứng cho thấy rằng hoạt động của con ngươi đã có ảnh hưởng làm thay đổi một số cực đoan khí hậu như làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.
Ở Việt Nam, các hiện tượng cực đoan là hiếm gặp, có sự giảm đáng kể trên toàn quốc về số ngày và đêm lạnh trong giai đoạn 1961 - 2010, đặc biệt là ở miền Bắc và Tây Nguyên. Dữ liệu 1981 - 2009 cho thấy hiện tượng sương muối xảy ra muộn hơn, thời gian kéo dài ngắn hơn và số ngày có sương muối đã giảm nhanh chóng trong thập kỷ qua. Số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm, đặc biệt là trong 2 thập kỷ gần đây. Tuy nhiên các đợt rét đậm, rét hại lại có sự biến đổi khá phức tạp và biến động mạnh từ năm nay qua năm khác. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục cũng như những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Hiện tượng băng tuyết xuất hiện với tần suất nhiều hơn ở các vùng núi cao phía Bắc như Sa Pa, Mẫu Sơn…
Số ngày nóng tăng hầu hết ở các khu vực, đặc biệt là ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên, nhưng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung bộ và khu vực phía Nam; số đợt nóng tăng lên trên toàn quốc.
Các vùng trên thế giới đã trải qua những đợt hạn hán cực kỳ khắc nghiệt và trong thời gian dài.
Còn ở Việt Nam, số ngày khô liên tục tăng lên trong giai đoạn 1961 - 2010 ở miền Bắc, giảm đi ở miền Nam. Tổng lượng mưa cũng giảm ở miền Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1996 - 2010, gió mùa mùa hè đến sớm hơn khoảng 10 - 15 ngày so với giai đoạn 1981 - 1985, dẫn tới ở phía Nam tăng lượng mưa trong tháng 5, nhưng lại giảm trong tháng 6.
Sự xâm nhập nước mặn tăng cao, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Dưới tác động của nước biển dâng, hạn hán khắc nghiệt, số ngày khô liên tục tăng lên và thay đổi nguồn nước ở thượng lưu do BĐKH. Ở hạ lưu các hệ thống sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai và Mê Công, mặn xâm nhập vào đất liền sâu hơn. Tuy với độ tin cậy thấp nhưng trên toàn cầu các cơn bão đã có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn dài vừa qua. Tuy nhiên, các cơn bão trung bình có xu hướng giảm nhưng số lượng các cơn bão có cường độ mạnh tăng lên. Mùa mưa bão hiện nay có xu hướng kết thúc muộn hơn trước đây và có nhiều cơn bão đổ bộ vào khu vực phía Nam trong những năm gần đây.
Các trận lũ trong 3 thế kỷ qua để gia tăng về số lượng và lưu lượng
Theo số liệu quan trắc, mực nước trung bình ven biển đang gia tăng với tốc độ khoảng 2,8mm mỗi năm, nhưng theo số liệu từ vệ tinh mức tăng trung bình trong toàn khu vực biển Đông tăng khoảng 4,7mm/năm trong giai đoạn 1993 - 2010.
Ước tính thiệt hại GDP hàng năm và thương vong đối với các thiên tai liên quan đến khí hậu đã được tính toán trong chỉ số toàn cầu, trong đó Việt Nam xếp thứ 7 trong giai đoạn 1994 - 2013.
Nắng nóng sẽ tăng trên hầu hết các khu vực
Trong tương lai, số ngày và số đợt nắng nóng dự tính sẽ tăng trên hầu hết các khu vực, nhất là khu vực miền Trung. Số ngày nắng nóng dự tính đến giữa thế kỷ 21 tăng phổ biến từ 20 - 30 ngày so với thời kỳ 1980 - 1999 ở khu vực Nam Bộ và đến cuối thế kỷ 21, tăng khoảng từ 60 - 70 ngày trên khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Trung Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ; các khu vực khác có mức tăng thấp hơn. Đến cuối thế kỷ 21, số đợt nắng nóng được dự tính gia tăng ở hầu hết các khu vực ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Nam bộ và Tây Nguyên, mức tăng có thể lên tới 6 đến 10 đợt; các khu vực còn lại có mức tăng từ 2 đến 6 đợt.
Nắng nóng sẽ tiếp tục tăng trên toàn đất nước
Tần suất mưa lớn dự tính sẽ tăng trong thế kỷ 21 ở nhiều vùng của Việt Nam. Mưa lớn sẽ tăng rủi ro sạt lở đất ở các khu vực miền núi. Theo số liệu quan trắc, hiện tượng mưa lớn diện rộng có xu thế tăng mạnh; số ngày mưa có xu thế giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng nhẹ ở vùng Nam bộ; tăng khá mạnh ở Trung Nam bộ và Tây Nguyên.
Dự tính cực đoan mưa trong tương lai: Số ngày với lượng mưa lớn hơn 50mm dự tính tăng ở miền Bắc và miền Nam, đặc biệt là vùng Tây Bắc; khu vực miền Trung có xu thế giảm nhẹ.
Hạn hán cũng có khả năng gia tăng trong thế kỷ 21 trong một số mùa và ở hầu hết các vùng khí hậu của Việt Nam, do lượng mưa giảm hoặc tăng trong quá trình bốc hơi. Các hạn nặng đã và đang xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là hạn cực khắc nhiệt, tần suất hạn cao chủ yếu xảy ra tập trung vào các tháng vụ đông xuân từ tháng 1 đến tháng 4 và hè thu từ tháng 5 đến tháng 8. Dự tính trong thế kỷ 21, hạn hán có thể xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn ở hầu hết các vùng khí hậu Việt Nam.
Bên cạnh đó, số lượng bão mạnh tiếp tục có xu thế tăng. “Rất có thể khả năng sự dâng lên của mực nước biển trung bình sẽ góp phần vào xu hướng dâng lên của mực nước cực đoan ven biển trong tương lai”.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân