Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

6 trận động đất liên tiếp ở Mộc Châu chỉ trong 2 ngày gây thiệt hại nặng

Theo Văn Ngân/VOV.VN

Thứ ba, 28/07/2020 - 10:33

Tính từ 12h14 phút ngày 27/7 đến 8h26 phút ngày 28/7, riêng khu vực Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra liên tiếp tới 6 trận động đất.

6 trận động đất liên tiếp trong 2 ngày ở cùng 1 khu vực gây thiệt hại rất lớn cho người dân trong vùng.

Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam cho biết, vào hồi 1h26 phút 42 giây (giờ GMT) ngày 28/7/2020 tức 8h26 phút 42 giây (giờ Hà Nội) ngày 28/7/2020 một trận động đất có độ lớn 4.0 xảy ra tại vị trí có tọa độ (20.922 độ vĩ Bắc, 104.737 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 12.1 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Đáng chú ý, tính từ 12h14 phút ngày 27/7 đến 8h26 phút ngày 28/7, riêng khu vực Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra liên tiếp tới 6 trận động đất.

Trước đó, vào hồi 12h14'51'' (giờ Hà Nội) ngày 27/7, 12h39'56'' (giờ Hà Nội) ngày 27/7, 15h52'26'' (giờ Hà Nội) ngày 27/7, 16h17'7'' (giờ Hà Nội) ngày 27/7, 23h17'20'' (giờ Hà Nội) ngày 27/7 và 8h26'42'' (giờ Hà Nội) ngày 28/7 đã xảy ra liên tiếp các trận động đất với cường độ từ 3.0 đến 5.3 gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân vùng Mộc Châu, Sơn La khiến người dân rất hoang mang, lo sợ.

Dư chấn của các trận động đất trên khiến nhiều tòa cao ốc tại Hà Nội đã bị rung lắc mạnh khiến nhiều người không khỏi giật mình, nhất là tại các tòa nhà cao tầng cảm nhận việc này rất rõ rệt.

Hiện Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tại khu vực này.

Ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, trả lời VOV.VN, ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam cho biết: "Chính quyền và người dân ở khu vực này cần phải theo dõi sát sao hoạt động động đất và phải cập nhật những quy định phòng chống định kỳ hàng năm để kháng chấn các công trình, nhà cửa,... Khi xảy ra động đất người dân cần phải thực hiện quy tắc phòng chống như: Trong tòa nhà vững chắc thì hãy bảo vệ cơ thể khỏi những tấm đổ vỡ, nếu đang ở bên ngoài thì chạy ngay ra khu vực bãi đất trống, nếu ở đồi núi thì tránh xa dốc (có thể bị sạt lở), đang chạy xe thì dừng lại vào lề đường,...".

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm