Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tìm giải pháp vận hành khai thác hiệu quả, đa mục tiêu hồ chứa thủy lợi

Hoàng Nam

Thứ tư, 13/11/2024 - 20:05

(Thanh tra) - Chiều ngày 13/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi, thảo luận, làm rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý vận hành hồ, đặc biệt là sau những tác động tiêu cực của mưa bão và biến đổi khí hậu trong thời gian vừa qua.

Toàn cảnh Hội nghị Quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi. Ảnh: Hoàng Nam

Theo số liệu của Cục Thủy lợi, hiện nay trên cả nước có 6.723 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3 nước; các hồ chứa thủy lợi tạo nguồn nước tưới cho khoảng 1,1 triệu hecta đất nông nghiệp, cấp khoảng 1,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp.

Hiện có 408 hồ chứa đang trong tình trạng bị hư hỏng nặng (trong đó, có 62 hồ lớn, 113 hồ vừa và 233 hồ nhỏ) chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp. Các địa phương có nhiều hồ chứa hư hỏng nặng gồm: Hòa Bình (61 hồ), Hà Tĩnh (45 hồ), Nghệ An (36 hồ), Quảng Trị (25 hồ), Quảng Bình (21 hồ)...

Tình trạng hư hỏng tại các hồ thủy lợi có thể kể đến như thấm qua thân, nền, vai đập (tại 103 hồ); sạt, trượt mái đập (tại 250 hồ); nứt ngang, dọc đập (tại 34 hồ). 122 hồ bị hỏng thân cống lấy nước; 89 hồ có mang cống bị thấm; 34 hồ bị hư hỏng tiêu năng....

Hiện nay, việc quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu khiến tần suất và cường độ mưa lũ tăng; hầu hết các hồ chứa thủy lợi được xây dựng trước năm 2003, khi thiết kế chưa đánh giá hết khả năng thoát lũ ở hạ du; tại nhiều khu vực, nhu cầu nước cho sản xuất lớn hơn khả năng đáp ứng của hồ chứa…

Các hồ chứa thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa lớn, tràn xả lũ có cửa van điều tiết hầu hết phục vụ đa mục tiêu (phòng chống lũ cho hạ du, cấp nước cho các nhu cầu dùng nước, phát triển du lịch,...), trong đó nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất là đặc biệt quan trọng. Tại nhiều khu vực, nhu cầu nước cho sản xuất lớn hơn khả năng đáp ứng của hồ chứa (ví dụ như tại khu vực Tây Nguyên, hồ chứa chỉ cấp nước phục vụ được cho 20-30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp).

Về nguyên tắc vận hành hồ, khi dự báo có mưa lũ trên lưu vực, phải đảm bảo mực nước hồ đủ thấp để đón lũ; nếu mực nước hồ cao hơn mực nước đón lũ theo quy định, phải vận hành tràn để hạ thấp mực nước hồ. Khi đã vận hành xả nước đón lũ, nếu không có mưa hoặc có mưa nhưng thấp hơn dự báo, tiềm ẩn nguy cơ thiếu nước cho mùa khô (đặc biệt vào thời điểm cuối mùa lũ, hồ đã được tích nước đến mực nước dâng bình thường hoặc cao hơn mực nước dâng bình thường phục vụ sản xuất và dân sinh). Như vậy, việc vận hành hồ chứa để phát huy tối đa các nhiệm vụ khai thác đa mục tiêu, trong điều kiện công tác dự báo khí tượng thủy văn còn những hạn chế hiện nay gây áp lực lớn cho  các đơn vị quản lý, khai thác công trình.

Thực tế hiện nay, nguồn thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi chỉ đủ chi cho một số hoạt động khai thác công trình thuỷ lợi như chi tiền lương, tiền công, các khoản phải nộp tính theo lương và chi sửa chữa thường xuyên công trình, không đủ để chi cho các nội dung khác như thực hiện quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, đặc biệt các nội dung cần kinh phí lớn như lập quy trình vận hành, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, kiểm định an toàn,...

Trong khi đó, một số quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn khi tổ chức thực hiện, như: Giải thích từ ngữ (lòng hồ); phương án ứng phó với thiên tai trong quá trình thi công; quy trình vận hành hồ chứa…; thiếu một số quy định hoặc quy định nhưng chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện, như: Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước; bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập; một số quy định cần rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành (Luật Tài nguyên nước năm 2023,...).

Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi, tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý vận hành phù hợp với điều kiện mới; nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, vận hành hồ chứa nước, hệ thống giám sát vận hành, thông tin cảnh báo an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa thủy lợi.

Đồng thời cần ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, thông minh, tăng cường chuyển đổi số phục vụ quản lý bảo đảm an toàn hồ chứa nước; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Động lực phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào vùng cao

Động lực phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào vùng cao

(Thanh tra) - Thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG), xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, qua đó đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Những dự án từ các chương trình này đã được người dân đồng tình hưởng ứng, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân và triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn xã.

BB

09:47 06/12/2024
Chương trình 1719: Đổi thay từ chính sách hỗ trợ đến cuộc sống mới của đồng bào vùng biên Thanh Đức

Chương trình 1719: Đổi thay từ chính sách hỗ trợ đến cuộc sống mới của đồng bào vùng biên Thanh Đức

(Thanh tra) - Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào xã biên giới Thanh Đức đã có những bước chuyển biến tích cực.

BB

08:18 06/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm