Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 57

Hoàng Nam

Thứ hai, 20/01/2025 - 22:27

(Thanh tra) - Chiều ngày 20/1/2025, Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Quang cảnh Hội thảo khoa học Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới. Ảnh: Hoàng Nam

Thực tế cho thấy, việc thực hiện các quan điểm, nghị quyết của Đảng về tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ trong những năm qua, nhất là từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đã mang lại những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước.

Ngày 13/1/2025, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thẳng thắn chỉ rõ: “Nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các Nghị quyết của Trung ương chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện” và “Nguyên nhân chính của việc chưa thực sự thành công của các Nghị quyết của Trung ương chính là nằm ở khâu tổ chức thực hiện”.

“Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học” ,“Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết”, “Nghị quyết của hành động” với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ đất nước trong thời kỳ mới”. Theo đó, Nghị quyết số 57 được xem là một xung lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Ông Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Ảnh: Hoàng Nam

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, để làm rõ ý nghĩa cách mạng, giá trị khoa học và tính thời đại của Nghị quyết số 57, cũng như tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, Hội thảo sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề: tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới của dân tộc; tập trung phân tích thực trạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được và những hạn chế, yếu kém còn tồn đọng; phân tích những quan điểm cơ bản có tính định hướng, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57 -NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia…

Ông Phùng Quốc Hiển, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hoàng Nam

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, ông Phùng Quốc Hiển, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, cho rằng, thể chế hiện đang là điểm nghẽn, cần phải thay đổi, nhưng cũng cần phải tính toán đến sự thay đổi của bộ máy Nhà nước, hệ thống nền kinh tế; việc chống lãng phí không chỉ là về lãng phí tài chính, mà còn phải tập trung chống lãng phí về nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức, nhà khoa học như thế nào để phát huy tối đa các giá trị vốn có. Cần làm cho những nhà khoa học phải sống được bằng hoạt động nghiên cứu khoa học, toàn tâm, toàn ý cống hiến cho khoa học.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, để Nghị quyết 57 thực sự đi vào cuộc sống, cần phải có cơ chế chỉ đạo xuyên suốt, trong đó, đặc biệt là phải phát huy được vai trò của cấp ủy các cấp, các bộ, ngành, địa phương; phải cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết vào các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của mỗi bộ, ngành, địa phương. Mỗi bộ, ngành, địa phương, mỗi đơn vị sẽ có những lợi thế khác nhau trong triển khai, áp dụng kinh tế số, nên cần phải sáng tạo, trong cách vận hành cũng như quản lý, tổ chức thực hiện. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ không thể dàn trải được, dù vẫn phải đảm bảo sự phát triển toàn diện, nhưng phải tập trung vào 1 số lĩnh vực thế mạnh, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, cũng rất cần nhân rộng những mô hình điểm, một số kết quả mang tính truyền cảm hứng, để tạo động lực cho toàn xã hội.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt. Ảnh: Hoàng Nam

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạo, lại cho rằng, hiện nay, 3 lực cản trong phát triển khoa học công nghệ ở nước ta, đó là thể chế, hiệu suất đầu tư cho khoa học công nghệ và chất lượng đội ngũ người làm khoa học.

Những vướng mắc về thể chế, tuy khó khăn, nhưng có thể học hỏi từ các nước tiên tiến để điều chỉnh. Thể chế cần phải xây dựng theo hướng ưu tiên cho những lĩnh vực thế mạnh; cần phải có chiến lược phát triển khoa học công nghệ, trước mắt, nên có chiến lược để tiếp thu, ứng dụng, làm chủ được khoa học công nghệ lõi ở các lĩnh vực then chốt. Sau đó, dần đi sâu vào nghiên cứu cơ bản; từng bước tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư hướng vào khoa học công nghệ, chuyển đổi số;

Nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ ở nước ta còn thấp, thậm chí, có hoạt động đầu tư chưa hiệu quả. Nhhưng đây là vấn đề có thể cải thiện được khi thể chế, chính sách từng bước được điều chỉnh.

Chất lượng đội ngũ cán bộ làm khoa học của nước ta đang là vấn đề khó có thể cải thiện một sớm một chiều. Đội ngũ người làm khoa học tuy đông nhưng chưa thực sự mạnh. Trước mắt, cần có cơ chế sàng lọc, giao nhiệm vụ cho những nhà khoa học, cơ sở khoa học, dám nhận, dám làm các nhiệm vụ nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cần có biện pháp cải cách căn bản trong công tác đạo tạo, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới giáo dục đào tạo.

Phát biểu kết luận, ông Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, những kết quả thu được từ Hội thảo hôm nay là cơ sở khoa học, thực tiễn để chúng ta tiếp tục đi sâu nghiên cứu, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 57. Cần coi đây như một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 57

Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 57

(Thanh tra) - Chiều ngày 20/1/2025, Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Hoàng Nam

22:27 20/01/2025
Làm chủ công nghệ để thoát bẫy gia công, bẫy thu nhập trung bình

Làm chủ công nghệ để thoát bẫy gia công, bẫy thu nhập trung bình

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện chủ trương, định hướng lớn của Tổng Bí thư về làm chủ công nghệ số và cuộc cách mạng chuyển đổi số, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, ngày 15/1/2025, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI năm 2024 với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".

Hoàng Nam

12:04 15/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm