Theo dõi Báo Thanh tra trên
LHC
Chủ nhật, 30/03/2025 - 14:54
(Thanh tra) - Ngày 29/3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ Xây dựng đề nghị thẩm định, trình phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.
Một góc Đà Lạt nhìn từ trên cao. Ảnh: VL
Định hướng phát triển không gian đô thị gồm 2 vùng
Tại đề án này, phạm vi quy hoạch cơ bản được lấy theo cao trình 850m (so với mực nước biển), bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban và các xã: Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà), tổng diện tích tự nhiên khoảng 336.067ha.
Về quy mô dân số, dự báo đến năm 2035, TP Đà Lạt và vùng phụ cận sẽ có từ 1,1 - 1,15 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 850.000 - 900.000 người. Đến năm 2045, dân số toàn khu vực dự kiến đạt khoảng 1,9 - 1,95 triệu người.
Diện tích đất xây dựng đô thị dự kiến tăng lên khoảng 46.500 ha vào năm 2045, trong đó đất dân dụng chiếm khoảng 12.400 ha. Quy hoạch cũng đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về đất ở, hạ tầng giao thông, cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải và chất thải rắn nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng bộ.
Đồ án quy hoạch Đà Lạt đưa ra định hướng phát triển không gian đô thị gồm vùng phía Bắc và vùng phía Nam. Trong đó, vùng phía Bắc là trung tâm bao gồm TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương hiện nay; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh Lâm Đồng; bảo tồn giá trị lịch sử, kiến trúc, phát triển du lịch. TP Đà Lạt cũng sẽ mở rộng không gian đô thị về phía Lạc Dương theo mô hình "Rừng trong thành phố - Thành phố trong rừng", tổ chức ba phân vùng với chín phân khu chức năng.
Đồ án định hướng phát triển vùng phía Nam với các cụm đô thị vệ tinh gồm huyện Đức Trọng; D'ran, Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương); Nam Ban (huyện Lâm Hà). Vùng này tập trung phát triển sản xuất công nghệ cao, trung tâm tài chính thương mại; định hướng trở thành trung tâm chính trị, hành chính mới của tỉnh Lâm Đồng.
Đồ án cũng đặt mục tiêu xây dựng Đà Lạt thành đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý giao thông, cấp nước, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Định hướng phát triển theo mô hình đô thị TOD (Transit Oriented Development) tại Đức Trọng nhằm tăng cường khả năng kết nối với Đà Lạt và các đô thị vệ tinh.
Hồ Tuyền Lâm. Ảnh: VL
Để xuất giảm chỉ tiêu đất nông nghiệp, tăng chỉ tiêu đất thương mại
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 vào sáng 28/3, Lâm Đồng đã đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030, trong đó diện tích đất nông nghiệp đến năm 2030 là 829.748 ha; giảm 77.406 ha so với chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ; diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2030 là 147.885 ha, tăng 77.406 ha so với chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ.
Nguyên do của việc điều chỉnh này, căn cứ Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong giai đoạn 2021 - 2030 Lâm Đồng có nhu cầu sử dụng đất khoảng 73.186 ha; cụ thể có 70.192 ha để sử dụng cho các hoạt động khoáng sản (trong đó: bauxit 65.014 ha, thiếc 4.819 ha, vonfram 140 ha, vàng 9 ha, bentonit 59 ha và diatomit 150 ha) và 2.994 ha để thực hiện dự án chế biến alumin, điện phân nhôm (tại cụm Lâm Đồng 2 với 2.606 ha và tại cụm Lâm Đồng 3 với 388 ha).
Cùng đó, chỉ tiêu đất thương mại, dịch vụ đến năm 2030 của tỉnh là 1.860 ha; tăng 873 ha so với chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã phân bổ (tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022) để thực hiện các dự án đầu tư như: Khu du lịch quốc gia Đan Kia - Suối Vàng, Khu du lịch Hồ Prenn; Khu du lịch núi Sa Pung - Bảo Lộc; Khu đô thị Nam sông Đa Nhim, huyện Đức Trọng…. Ngoài ra, tỉnh có nhu cầu tăng thêm 2.914 ha để thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Liên Khương (Lâm Đồng) và Liên Khương – Buôn Ma Thuật; nâng cấp các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, …. Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng mới 3 khu công nghiệp mới với tổng diện tích tăng thêm là 1.188 ha; trong đó Khu công nghiệp Đạ Tẻh tại huyện Đạ Huoai (diện tích 500 ha), khu công nghiệp Tân Rai tại huyện Bảo Lâm (diện tích 500 ha) và Khu công nghiệp Lộc Châu - Đại Lào tại thành phố Bảo Lộc (diện tích 188 ha).
Do nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án trước đây đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Quốc gia phân bổ nhưng hiện nay mới triển khai thực hiện một phần hoặc chưa triển khai thực hiện nên đề xuất phân bổ chỉ tiêu để tiếp tục thưc hiện trong giai đoạn 2026 – 2030.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đắk Lắk kiến nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách đối với người có tài năng trong các cơ quan nhà nước, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nhân tài.
(Thanh tra) - Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế, theo Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm
Phương Anh
Kim Thành
LHC
Lê Hữu Chính
Nam Dũng
Kim Thành
Cảnh Nhật
Hải Hà
Trà Vân
Trần Quý
Phương Anh
T. Minh
Văn Thanh