Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 09/03/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Trên cơ sở bám sát nội dung chương trình hành động của ngành Ngân hàng (NH) về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 tại Quyết định số 107/QĐ-NHNN NH Nhà nước Việt Nam, Agribank đã xây dựng chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, với nội dung cụ thể, toàn diện.
Từ năm 2020, Agribank tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm tiết giảm chi phí, đồng thời phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn những diễn biến khó lường
Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Agribank năm 2021 nhằm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực, hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu năm 2021. Đồng thời tiết kiệm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và phòng, chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai. Agribank là một trong những đơn vị luôn chủ động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực chất, thiết thực, đồng bộ, hiệu quả.
Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Agribank
Toàn hệ thống cân đối chi phí hợp lý cho tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh, đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của Nhà nước; thực hiện tốt định mức chi tiêu nội bộ, kết hợp các quy định của Nhà nước về thuế, hóa đơn để quản lý chi phí đúng quy định pháp luật. Chống lãng phí trong mua sắm tài sản thông qua việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua sắm tập trung, mua sắm thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch, dự toán vốn mua sắm hàng năm. Tập trung công tác cơ cấu lại, đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức, mạng lưới và hoạt động hướng tới khách hàng; nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro, tiết giảm chi phí hoạt động…
Đối với hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo, khánh tiết: Rà soát các khoản chi chưa cấp thiết, ưu tiên việc tổ chức hội nghị, hội thảo thông qua hệ thống trực tuyến; tiết giảm chi phí các khoản chi khánh tiết như khai trương, khánh thành… nâng cao sự chủ động, trách nhiệm của các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ để hạn chế các cuộc họp không cần thiết...
Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại, tiết giảm các chi phí giao dịch trực tiếp, đặc biệt là các khoản chi phí về giấy tờ in ấn; tập trung nguồn lực để triển khai và nâng cao chất lượng để thu hút khách hàng giao dịch qua các hình thức mới như Emobile Banking, Internet Banking, EDC/POS, QR Code, Samsung Pay, thanh toán thẻ không tiếp xúc…
Agribank tiếp tục đổi mới tác phong giao dịch, cải thiện kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống; tiếp tục giảm thiểu các thủ tục không cần thiết nhằm hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện, tiết giảm thời gian, chi phí liên quan của khách hàng.
Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Agribank được xây dựng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc là nhiệm vụ thường xuyên, tuân thủ đúng, vận dụng phù hợp quy định pháp luật về các lĩnh vực quan trọng; được xác định căn cứ định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định khác… gắn với cải cách hành chính và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Coi trọng công khai, minh bạch hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước, tài sản Nhà nước, lao động, thời gian lao động và các nguồn lực khác nhằm thực hành tiết kiệm, phòng ngừa lãng phí.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để tích cực hỗ trợ và chia sẻ khó khăn với khách hàng
Tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để có điều kiện hỗ trợ khách hàng tốt hơn, Agribank luôn tiên phong chủ động trong các hoạt động hỗ trợ khách hàng trong kinh doanh và tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội trong nhiều năm qua.
Tuy là NH thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, nhưng hàng năm, Agribank vẫn dành hàng trăm ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thuộc các chương trình chính sách. Cụ thể, một số giải pháp lớn về chính sách đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Agribank như: Tiên phong tham gia 7 chương trình tín dụng chính sách nông nghiệp nông thôn của Chính phủ nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và 2 chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới và xóa đói, giảm nghèo bền vững. Đổi mới phương thức đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua tổ vay vốn. Đổi mới về phương thức tổ chức phục vụ khách hàng ngày càng thuận tiện, tiết giảm chi phí và an toàn cho khách hàng thông qua triển khai mô hình điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng. Chủ động dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao. Xây dựng đề án thẻ nông nghiệp nông thôn với nhiều ưu đãi cho khách hàng khu vực nông nghiệp nông thôn…
Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, Agribank đã nhanh chóng hỗ trợ khách hàng bằng những hành động cụ thể như: Kịp thời thực hiện nghiêm túc hiệu quả Chỉ thị 02/CT-NHNN và Thông tư 01/2020/TT-NHNN của NH Nhà nước Việt Nam nhằm giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính duy trì hoạt động, nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Trong năm qua, Agribank đã tiên phong 7 lần giảm lãi suất cho vay, trong đó có 4 lần giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; 9 lần giảm phí dịch vụ. Đồng thời triển khai các chương trình tín dụng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5% - 2,5% so với trước khi có dịch bệnh Covid-19 để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng. Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng lớn quy mô 35.000 tỷ đồng; triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng FDI vay VNĐ quy mô 5.000 tỷ đồng; chương trình tín dụng ưu đãi ngoại tệ đối với khách hàng FDI quy mô 150 triệu USD…
Nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong hệ thống, từ tháng 4/2020, Agribank thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với tất cả khách hàng của Agribank, bao gồm pháp nhân và cá nhân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tính từ thời điểm dịch bệnh xảy ra đến nay, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ trên 33.000 tỷ đồng; miễn, giảm lãi trên 5.000 tỷ đồng. Hạ lãi suất đối với hơn 33.000 tỷ đồng dư nợ. Cho vay mới với doanh số gần 120.000 tỷ đồng, trong đó cho vay theo chương trình ưu đãi lãi suất đạt hơn 74.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ngay từ những ngày đầu hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, toàn hệ thống Agribank đã ủng hộ 23 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, Agribank hàng năm vẫn dành từ 300 - 400 tỷ đồng cho hoạt động an sinh xã hội, tập trung cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, giao thông nông thôn…
Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, vì cộng đồng được các cán bộ Agribank gìn giữ, phát huy như một nét đẹp văn hóa trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Nhiều năm liền Agribank vinh dự nhận giải thưởng "NH vì cộng đồng".
Hương Trang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 27/11/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ban hành Công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Nguyễn Điểm
21:09 27/11/2024(Thanh tra) - Ngày 27/11/2025, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã thành công gọi vốn quốc tế 1.400 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu cấp 1 theo hình thức riêng lẻ, kỳ hạn 5 năm cho các định chế tài chính nước ngoài.
Minh Anh
20:08 27/11/2024Hương Giang
18:35 27/11/2024PV
07:37 27/11/2024PV
07:37 27/11/2024Nam Dũng
T.Thanh
Phương Anh
Trần Quý
Văn Thanh
Phương Anh
Hải Hà
Anh Minh
Nguyễn Điểm
Văn Thanh
Anh Minh
Hương Giang