Theo dõi Báo Thanh tra trên
Vũ Linh
Thứ tư, 04/09/2024 - 22:12
(Thanh tra) - Chiều 4/9, Đoàn Công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Khánh Hòa về dự án đường bộ cao tốc nối 2 thành phố Nha Trang - Đà Lạt.
Toàn cảnh buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với 2 tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa vào chiều nay (4/9) tại Đà Lạt. Ảnh: Vũ Linh
Tại buổi làm việc, lãnh đạo 2 tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa đã đưa ra 3 phương án tuyến. Trong đó, phương án thực hiện cao tốc song song với Quốc lộ 27C hiện nay được các cơ quan chức năng ưu tiên kiến nghị thực hiện. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng cùng các bộ, ngành cũng đã trình bày những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt.
Dự án tuyến cao tốc trên kết nối giữa 2 thành phố Nha Trang và thành phố Đà Lạt có điểm đầu giao với tuyến cao tốc Bắc - Nam nằm tại phía đông xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa và điểm cuối tại ngã ba Đarahoa , phường 12, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Dự án đường bộ cao tốc trên có quy mô 4 làn xe. Chiều dài đi qua địa phận tỉnh Khánh Hòa là 44km, đi qua địa phận tỉnh Lâm đồng khoảng 36,8km. Đặc biệt, trên tuyến có 2 đường hầm xuyên núi, dự kiến bố trí 5 nút giao, trung bình 20km/nút. Phần lớn chiều dài toàn tuyến băng qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng trồng với tổng diện tích khoảng 409ha. Trong đó, khoảng 14km đi qua Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà và 1 hầm có chiều dài 1,4km.
Dự án được đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư (Luật Đầu tư PPP), hợp đồng BOT, tổng mức đầu từ khoảng 25.000 tỷ đồng. Với nguồn vốn ngân sách Nhà nước tham gia dự án chiếm 70% (tương đương 17.540 tỷ đồng). Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 1.171 tỷ đồng, chi phí thiết bị, xây dựng là 18.889 tỷ đồng.
2 tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng thống nhất chủ trương sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh tham gia phần vốn ngân sách Nhà nước. Vốn nhà đầu tư huy động chiếm 30% dự án (tương đương khoảng 7.517 tỷ đồng). Thời gian thực hiện dự án được chia thành giai đoạn 2024 - 2025 là giai đoạn chuẩn bị, 2026 - 2028 là giai đoạn đầu tư xây dựng.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và ông Nguyễn Thái Học, quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, nếu phương án trên được lựa chọn, đây sẽ là tuyến cao tốc đẹp nhất Việt Nam. Để hạn chế tối ta việc tác động, gây ảnh hưởng tới rừng, đơn vị tư vấn, thiết kế đã đề xuất phương án sử dụng giải pháp xây cầu cạn và tường chắn mềm nơi có độ dốc taluy thẳng đứng. Các cầu cạn có mô trụ cao, giữa các khoang cầu vẫn có rừng. Với phương án thi công này, dự tính cao tốc Nha Trang - Đà Lạt sẽ giảm tác động tới rừng khoảng 30% so với biện pháp thi công thông thường.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bộ Giao thông Vận tải và Tập đoàn Sơn Hải tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn phương án tối ưu khi triển khai đường cao tốc Nha Trang - Khánh Hòa.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, nghiên cứu hướng tuyến phù hợp, áp dụng công nghệ, thiết bị tốt nhất để thi công nhằm khắc phục sự chênh lệch địa hình, vừa đảm bảo mỹ thuật, kỹ thuật an toàn, hài hòa với thiên nhiên và hạn chế tối đa tới rừng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng thống nhất việc trình Thủ tướng Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án trên cơ sở tính toán phương án; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; quy mô đầu tư, tỉ lệ đóng góp của vốn Trung ương, địa phương và nhà đầu tư...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/1, Sun Group chính thức khánh thành xưởng bia thủ công Phu Quoc Brew House, tại thị trấn Hoàng Hôn Sunset Town, lần đầu tiên mang đến đảo ngọc dòng bia tươi thủ công cao cấp, với công thức nguyên bản hàng trăm năm của xứ Bavaria, Đức. Hơn một xưởng bia đơn thuần, đây cũng là một công trình nghệ thuật đáng ghé thăm tại Phú Quốc.
TC
(Thanh tra) - Sáng 14/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
T.Thanh
Trần Kiên
Đông Hà
Phương Anh
Trọng Tài
TC
Chu Tuấn
Trần Kiên
Thanh Giang
Nam Dũng
Chu Tuấn
Chính Bình
Trung Hà
Cảnh Nhật
T.Thanh